Nước thải sinh hoạt là gì? Phân loại nước thải sinh hoạt?

Theo ông Matsuzawa - Chuyên gia môi trường JICA thì nước thải sinh hoạt là một tác nhân quan trọng gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các thành phố lớn như hiện nay.

“Quá trình đô thị hoá tại VN diễn ra rất nhanh. Những đô thị lớn tại VN như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm nước rất nặng nề. Đô thị ngày càng phình ra tại VN, nhưng cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân xứng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại VN vô cùng thô sơ. Có thể nói rằng, người Việt Nam đang làm ô nhiễm nguồn nước uống chính bằng nước sinh hoạt thải ra hàng ngày” - đó là những nhận định của ông Matsuzawa - Chuyên gia môi trường của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại VN. Vậy nước thải sinh hoạt là gì và vì sao lại gây ảnh hưởng to lớn như thế, chúng ta hãy cùng phân tích sau đây.
 

Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước khiến cá chết nổi trắng trên mặt nước. Photo by Internet.

1. Nước thải sinh hoạt là gì?

Tất cả các loại nước sau khi sử dụng được thải ra từ hoạt động của người dân ở các khu vực: đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cơ quan, cộng đồng dân cư,… Hiện nay tại các thành phố lớn, tình trạng nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm đang ngày càng lan rộng, nguyên nhân là do trong nước thải sinh hoạt chứa nồng độ cao BOD5, COD, Ni-tơ và Phốt pho. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn chứa một yếu tố gây ô nhiễm như các mầm bệnh được lây truyền bởi các loại virus, vi khuẩn có trong phân.

Nước thải sinh hoạt có đặc điểm gì?

Trên thực tế, nước thải sinh hoạt được chia thành 2 loại chính:
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải có trong sinh hoạt.
- Nước thải nhiễm bẩn do bài tiết của con người và vật nuôi.
 
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, bao gồm: protein (40 - 50%), hydratcacbon (40 - 50%), chất béo (5 - 10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 - 450mg/l. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn chứa các thành phần vô cơ, vi sinh vật và virus gây bệnh nguy hiểm.
 

2. Phân loại nước thải sinh hoạt

Dựa vào tính chất của nước thải và nguồn phát thải, chúng ta có thể chia nước thải sinh hoạt ra thành 3 loại:

a. Nước thải ra từ khu nhà vệ sinh, nhà tắm, toilet công cộng

Đây là loại nước thải sinh hoạt chứa nồng độ các chất ô nhiễm cao nhất, chủ yếu là các chất hữu cơ như: phân, nước tiểu, các virus gây bệnh và cặn lơ lửng. Trong đó, các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy là BOD5, COD, Nito và Phốt-pho. Đặc biệt, hàm lượng Nito và Phốt-pho nếu không được loại bỏ sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng (hiện tượng thường thấy ở những nguồn nước có hàm lượng Nito và Phốt-pho cao).
 
Phần lớn các nhà vệ sinh, nhà tắm, toilet công cộng,… hiện nay đều được trang bị bể tự hoại, và một lượng nước thải từ các khu vực này được thu gom và xử lý tại đây trước khi thải ra môi trường. Thế nhưng, việc sử dụng trong thời gian dài khiến các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ có trong bể tự hoại bị chết đi, hoặc lượng nước thải và chất thải quá lớn gây ra tình trạng tắc nghẽn toilet và gây ra mùi hôi trong khu vực nhà vệ sinh. Cách xử lý hầm cầu bị đầy đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay là dùng chế phẩm vi sinh EcoCleanTM Septic đổ trực tiếp vào bồn cầu để xử lý. Đây là sản phẩm vi sinh nên tuyệt đối an toàn với con người, giúp xử lý tắc nghẽn bể tự hoại hiệu quả và thân thiện với môi trường. Bạn có thể đặt mua tại đây hoặc đến trực tiếp văn phòng Công ty TNHH Hóa Chất Kỹ Thuật Kim Phong -  Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, HCM. Khi bể tự hoại được xử lý, hầm cầu được thông thoáng thì mùi hôi trong nhà vệ sinh sẽ giảm rõ rệt, do vậy đây còn là một bước quan trọng không thể thiếu khi muốn khử mùi hôi nhà vệ sinh.
 

Tình trạng ô nhiễm như thế này rất phổ biến ở các thành phố lớn trong cả nước. Photo by Internet.

b. Nước thải từ khu nhà bếp

Điểm đặc trưng của nước thải từ khu vực nhà bếp là chứa hàm lượng dầu mỡ cao, kèm theo đó là các vụn thực phẩm và rác thải hữu cơ. Lượng dầu mỡ này thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thoát nước mà dễ thấy nhất là tình trạng tắc nghẽn ống thoát nước. Do vậy thông thường nước thải từ khu vực nhà bếp sẽ được xử lý sơ bộ bằng cách đi qua bẫy mỡ (bể tách mỡ) trước khi được đưa vào xử lý ở các bước tiếp theo.
 
Những trường hợp dầu mỡ đóng dày đặc trong đường ống dẫn gây tắc nghẽn thoát nước, gây mùi hôi thối,… thì phải làm thế nào? Cách xử lý tắc ống thoát nước do dầu mỡ gây ra hiệu quả nhất là dùng các sản phẩm vi sinh ăn mỡ. Đây là giải pháp xử lý triệt để vấn đề và an toàn với con người, môi trường sống. Ngoài ra, còn nhiều cách thông dụng khác bạn đọc có thể xem lại bài viết “Một vài cách vệ sinh đường ống do dầu mỡ gây ra triệt để”.

c. Nước thải từ khu tắm giặt

Trong 3 loại nước thải thì nước thải từ khu tắm giặt là ít ô nhiễm hơn cả. Bởi thành phần các chất gây ô nhiễm có trong loại nước thải này không đáng kể. Do đó, nước thải từ khu vực này thường sẽ được đưa thẳng vào xử lý tiếp ở những bước sau mà không cần phải xử lý sơ bộ trước.
 
 
Trên đây là những sơ lược về nước thải sinh hoạt và phân loại nước thải sinh hoạt. Từ những thông tin đó, chúng ta có thể quyết định lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt như thế nào là phù hợp nhất.
 
Nguồn: Tổng hợp.
 

¥

Tags: