Triển vọng cho tôm Việt năm 2019

Năm 2018 đầy khó khăn đã qua, chúng ta hãy cùng nhìn lại những khó khăn trong năm qua và nhắm bắt cơ hội của 2019

Tổng thể xuất khẩu tôm 2018

Năm 2018, Tôm là điểm tối hiếm hoi trong bức tranh toàn cảnh tươi sáng của ngành thủy sản. VASEP cho biết, so với năm 2017, xuất khẩu tôm giảm 7,8% về trị giá, chỉ đạt 3,55 tỉ USD.

Các nước xuất khẩu lớn khác như Ấn, Indonesia, Ecuador đều bị tăng tồn kho, trong khi nhu cầu từ các thị trường truyền thống giảm, đã đẩy giá tôm thế giới xuống thấp đều kể từ tháng 4 năm 2018 đến nay. Hơn thế nữa, dự báo cung tôm sẽ không giảm trong năm 2019, khiến giá tôm chưa thể 'ngẩng đầu lên' trong tương lai gần.

 

Chế biến tôm 

 

Khó khăn trong 2019

Một điểm yếu chết người của tôm Việt Nam là việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong quá trình nuôi. Bộ Nông Nghiệp cho biết, lượng thuốc kháng sinh tăng đáng lo ngại trong mấy năm gần đây, trong khi đó các thị trường lớn ngày càng khó tính với tôm Việt.

Nếu như trước đây, Nhật chỉ kiểm tra 30% lô hàng tôm nhập khẩu, nay họ kiểm tra 100 %. Hàn Quốc cũng đã gửi cảnh báo tới Việt Nam về việc dư tồn lượng nitrofurans. Mỹ thì thông báo từ sau 31/12/2018, tất cả tôm nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ SIMP (Seafood Import Monitoring Program, Chương trình Theo dõi Hải sản Nhập khẩu). Trong khi đó Australia vẫn chưa dừng lệnh cấm đối với tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ châu Á, lấy lí do lo ngại bệnh dịch từ tôm tươi sống.

 

Ngay ở thị trường trong nước, tôm cũng gặp khó khăn với các tiêu chuẩn lệch nhau với thị trường quốc tế. Đơn cử 1 ví dụ, trong khi các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật, Hàn Quốc cho phép dư lượng chloramphenicol dưới 0,3 phần tỉ thì chính các siêu thị trong nước vẫn cấm. Vấn đề sâu xa hơn là Việt Nam chưa có 1 bộ quy chuẩn về dư lượng kháng sinh trong tôm, dẫn tới ngay các tiêu chuẩn trong nước cũng khác nhau. Thế nhưng mặt khác, kiểm tra kháng sinh là một quy trình đắt đỏ, lên đến 3 triệu đồng mỗi lần, lại cần phải làm nhiều lần trong suốt quá trình nuôi. Do đó, quy định về việc này sẽ dẫn đến gánh nặng cho người nuôi tôm, và cũng là tăng giá tôm trong bối cảnh nhu cầu thế giới đang ảm đạm.

 

Thu hoạch tôm

 

Cơ hội nào cho con tôm Việt Nam

Tuy nhiên, vẫn có những cơ hội cho tôm Việt trong năm 2019. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, hay CPTPP sẽ mở cửa nhiều thị trường mới cho tôm. Ngoài ra, Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) có nhiều cơ hội được thông qua trong năm nay, sẽ hạ hàng rào thuế quan xuống 0%, đây sẽ là cú huých mạnh cho kinh tế Việt Nam, trong đó có xuất khẩu tôm. Rõ ràng nhất, ở thị trường Mỹ, thuế chống bán phá giá giảm sau đợt Xem xét Hành chính lần 12 (POR12). Mức thuế được áp từ đợt xem xét thứ 11 là 4,78% sẽ giảm xuống 4,58%, và có khả năng lớn POR13 sẽ còn giảm mức thuế này hơn nhiều nữa.

 

Để tìm hiểu cách nuôi tôm khỏe và không cần nhiều kháng sinh, mời bạn đọc tìm hiểu các sản phẩm vi sinh EcoCleanTM AQUA, EcoCleanTM Sludge Reducer, EcoCleanTM 108, hỗ trợ nuôi tôm, hay gọi cho số điện thoại 0908.901.955 để được tư vấn kĩ hơn về những sản phẩm nêu trên