Tham vọng 10 tỷ USD của thủy sản Việt Nam 2019

Trong năm 2019, ngành thủy sản có những khó khăn và giải pháp nào, chúng ta hãy cùng theo dõi qua bài viết sau

1. Mục tiêu

 

Lễ trao giải tại Hội nghị Triển khai kế hoạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2019

 

Hội nghị Triển khai kế hoạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2019, do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức tại tp HCM đã đưa ra mục tiêu chính, là xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu lớn này, toàn ngành thủy sản cần hoàn thành những mục tiêu nhỏ sau:

-          Giảm và giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến kháng sinh và các loại dịch bệnh phổ biến trên tôm.

-          Tận dụng lợi thế thuế quan khi các hiệp định thương mại với các đối tác lớn đi vào hiệu lực.

-          Phát triển công nghệ để tham gia vào những công đoạn gia công chế biến có giá trị gia tăng cao.

 

2. Khó khăn

 

Theo ông Ngô Văn Ích, chủ tịch VASEP, các khó khăn lớn nhất mà ngành thủy sản đang gặp phải gồm có: đảm bảo nguồn nguyên liệu, kiểm soát đồng bộ quá trình sản xuất nguyên liệu, đầu tư vào các ngành nghề hậu cần cho nghề cá, ứng phó với các rào cản thương mại, cả hàng rào thuế quan lẫn hàng rào kĩ thuật.

Cụ thể, đảm bảo nguồn nguyên liệu, kiểm soát đồng bộ quá trình sản xuất nguyên liệu, sẽ giúp chúng ta ổn định giá, chất lượng và số lượng nguyên liệu, góp phần giảm giá và cạnh tranh tốt hơn.

Cùng với đó, tình trạng các cơ sở hậu cần nghề cá  như cảng cá, khu neo đậu tránh bão, đều chưa đủ để phục vụ nhu cầu thực tế. Ngoài ra, ngành khai thác thủy sản vẫn chưa phát triển được công nghệ cao, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, vv vẫn chưa đồng bộ.

Trong khi đó, ngành khai thác và chế biến bị thị trường cháu Âu cảnh cáo với IUU (illegal, unreported and unregulated, sản phẩm bất hợp pháp, không báo cáo). Hiện nay hàng thủy sản Việt Nam phải đi qua quy trình kiểm soát nghiêm ngặt kéo dài 3 đến 4 tuần, và tốn 500 euro mỗi công-ten-nơ. Hơn nữa nguy cơ bị loại là cao, mỗi công-ten-nơ bị loại, nhà xuất khẩu sẽ thiệt hại 12000 USD.

 

3. Nỗ lực

 

Phát triển thủy sản không nhờ sản lượng mà nhờ chất lượng, thông qua ứng dụng công nghệ cao về bảo quản, chế biến và phân phối.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, khí hậu để kịp thời phục vụ nhu cầu thông tin của người nuôi và ngư dân. Tiếp tục tái cơ cấu, đẩy mạnh tổ chức sản xuất, liên kết các chuỗi giá trị gia tăng.

Thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách để đầu tư các cơ sở hậu cần cho như nghiệp, như cảng cá, khu neo đậu, các dịch vụ hậu cần ngay trên biển.

 

Bài viết liên quan: Cảng cá lớn nhất miền trung nồng nặc mùi hôi thối

Bài viết liên quan: Triển vọng cho tôm Việt 2019