Tại sao nên dùng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản?

Để mùa vụ bội thu, các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản cũng đóng góp vai trò không nhỏ đến việc duy trì chất lượng nước ao nuôi và tăng sức đề kháng cho tôm, cá nuôi. Từ đó giúp bà con bớt âu lo và công sức trong suốt vụ nuôi.

Ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang ngày càng phát triển và giúp không ít bà con vươn lên thoát nghèo, giữ vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế quốc dân. Để mùa vụ bội thu, các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản cũng đóng góp vai trò không nhỏ đến việc duy trì chất lượng nước ao nuôi và tăng sức đề kháng cho tôm, cá nuôi. Từ đó giúp bà con bớt âu lo và công sức trong suốt vụ nuôi.

Những lý do nên dùng chế phẩm sinh học ECOCLEAN trong nuôi trồng thủy sản

Như ở những bài viết trước đó chúng tôi đã chia sẻ với bà con, hiện nay dòng vi sinh ECOCLEAN của Mỹ dùng trong thủy sản được chia thành 3 dòng: vi sinh xử lý nước ao nuôi, vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi, vi sinh xử lý khí độc amoniac & no2 trong ao nuôi. Tất cả các dòng vi sinh khi đến tay của bà con sử dụng đều phải đạt đủ 3 quá trình:

1. Khống chế sinh học:

Các dòng vi khuẩn có lợi được phân lập chuyên biệt phù hợp với từng mục đích xử lý các vấn đề khác nhau trong ao nuôi. Khi được bổ sung vào ao nuôi, các lợi khuẩn này sẽ sản sinh ra các chất kháng khuẩn tự nhiên để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi.

2. Xử lý sinh học:

Mỗi gói vi sinh ECOCLEAN chứa mật độ hàng tỉ tế bào vi sinh hoạt tính cao giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước và giải phóng các acid amin, glucose,… dòng vi sinh vật được phân lập riêng để xử lý khí độc bằng cách làm giảm các thành phần vô cơ như: amoniac, nitrat, nitrit,… từ đó giúp giảm mùi hôi trong nước, đồng thời làm giảm lớp bùn ở đáy ao giúp cải thiện chất lượng nước và cung cấp thức ăn chất lượng có chứa các vi sinh vật hữu ích.
 

3. Hấp thu tảo chết và kìm hãm vi khuẩn phát triển:

Các lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, cạnh tranh thức ăn với các loài tảo độc và hấp thu xác tảo chết. Bên cạnh đó, các lợi khuẩn còn giúp kìm hãm sự bùng phát vi khuẩn gây hại.

4. Ổn định pH, màu nước và tăng oxy hòa tan

Nhờ các lợi khuẩn phát triển tăng sinh khối giúp ổn định độ pH và màu nước, bên cạnh đó còn hấp thụ chất dinh dưỡng hòa tan trong nước giúp hạn chế sự phát triển của tảo và tăng lượng oxy hòa tan trong nước giúp tôm, cá phát triển khỏe mạnh.

5. Tăng sức đề kháng cho tôm, cá nuôi

Số lượng tế bào của lợi khuẩn phát triển và hoạt tính không ngừng, giúp tôm cá tăng sức đề kháng phát triển tốt hơn, giúp bà con giảm chi phí xử lý trong quá trình nuôi. Do vậy, các chuyên gia thường khuyên bà con nên thường xuyên bổ sung chế phẩm sinh học trong suốt vụ nuôi.
 
Riêng với dòng vi sinh E. AQUA không chỉ giúp xử lý nước ao nuôi mà còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa của tôm, giúp tôm hấp thụ tốt thức ăn qua đó thúc đẩy tăng trưởng.
 

Sự khác biệt khi sử dụng chế phẩm sinh học với các biện pháp hóa học và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Để bà con dễ nắm bắt được sự khác biệt này, chúng tôi xin đưa ra một số trường hợp cụ thể như sau: Khi ao nuôi có tảo độc phát triển ưu thế, nếu bà con sử dụng biện pháp hóa học sẽ khiến tảo chết đồng loạt gây mất cân bằng môi trường ao nuôi, ngược lại nếu dùng chế phẩm sinh học thì tảo không chết đồng loạt và sẽ chết từ từ do các vi sinh vật cạnh tranh thức ăn với tảo, từ đó không gây biến động môi trường nuôi. Do đó, đây được xem là biện pháp quản lý tảo độc trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất.
 
Một ví dụ khác là việc các chuyên gia vẫn khuyến cáo bà con không nên sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh để kiểm soát dịch bệnh bởi điều này gây nhiều hậu quả tiêu cực như: tồn dư kháng sinh, hóa chất,… tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Kết luận

Nhìn chung, qua những điều đã chia sẻ, ECOCLEAN nhận thấy các chế phẩm sinh học là “chìa khóa vàng” giúp bà con giải quyết nhiều vấn đề trong vụ nuôi theo cách bền vững và an toàn nhất. Hy vọng bà con đã tìm cho mình câu trả lời tại sao nên dùng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.