Quy trình xử lý nước thải cho một hệ thống thông thường

Bài viết này sẽ chỉ cho bạn những công đoạn thường có trong một quy trình xử lý nước thải ở một hệ thống thông thường.

Bài viết này sẽ chỉ cho bạn những công đoạn thường có trong một quy trình xử lý nước thải ở một hệ thống thông thường.

 

 

Công đoạn thứ nhất: Xử lý sơ cấp

 

Nhìn vào sơ đồ ta có thể thấy ở công đoạn 1 này có các công đoạn nhỏ khác bao gồm:

 

- Song chắn rác: Đây là bộ phận giúp giữ lại những tạp chất như là giấy, rác, túi nilong, và một số tạp chất lớn có trong nước thải. Để đảm bảo rằng những tạp chất lớn này sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động xử lý nước thải cũng như các máy móc ở các công đoạn tiếp theo. Thông thường nếu chỉ có song chắn rác thì một lúc nào đó lượng rác tích tụ đủ lớn sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn. Để khắc phục tình trạng này người ta thường kết hợp với hệ thống trục vớt rác hoặc là máy nghiền rác.

 

- Bể lắng cát: Đúng như tên gọi của nó, bể này có tác dụng lắng các hạt cát vô cơ xuống. Nếu như không có công đoạn này thì cát có thể ảnh hưởng xấu như là làm cho ống dẫn bùn không hoạt động được, máy bơm dễ hư hỏng.

 

- Tuyển nổi 1: Ngoài những hạt có khả năng lắng nhanh chóng như cát kể ở trên thì có các hạt nhẹ và cần thời gian lâu hơn để lắng. Tuyển nổi 1 chính là công đoạn giúp giải quyết những hạt này một cách nhanh chóng hơn. Cách thực hiện hiện là sử dụng khí ozon sục vào trong nước. Những bọt khí nổi lên cùng lúc đó mang theo những hạt nhẹ này. Khi đến mặt nước các bọt khí sẽ tích tụ lại với nhau thành mảnh và chỉ cần vớt nó lên là hoàn thành.

 

- Bể lắng 1: Đây là phương pháp đơn giản nhất để tách các tạp chất không hòa tan trong nước ra khỏi nước thải.

 

Công đoạn thứ hai: Xử lý phân hủy sinh học kỵ khí

 

Kỵ khí là điều kiện môi trường không có oxy, các vi sinh vật sống trong môi trường này sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ và thải ra các khí như mê tan, các bô níc. Tuy nhiên để cho ác vi sinh vật sống và hoạt động phân hủy chất hữu cơ được tốt nhất cũng cần phải xem xét tới nhiều yếu tố.

 

Để biết thêm thông tin, bạn có thể đọc bài viết này: Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân hủy kị khí.

 

Công đoạn thứ ba: Xử lý phân hủy sử dụng Ozone

 

Phương pháp truyền thống người ta sử dụng oxy để xử lý sinh học hiếu khí. Ưu điểm của phương pháp này chính là phân hủy triệt để nước thải và chuyển hóa thành nước sạch. Nhưng nó cũng đem lại những nhược điểm khá lớn đó chính là tốn diện tích, tiêu hao nhiều năng lượng do phải sục khí 24/24, mang lại nhiều rủi ro khi không tính toán đúng lượng khí cần thiết, với những hợp chất độc hại như thuốc trừ sâu thì vi sinh hầu như không xử lý được.

 

Chính vì thế, để giải quết vấn đề này, ngày nay người ta đã sử dụng phương pháp oxy hóa nâng cao đó chính là sử dụng khí Ozone.

 

Công đoạn thứ 4: Tuyển nổi thứ cấp và lắng thứ cấp

 

Sau khi đã qua các công đoạn trên thì nước thải vẫn chưa hoàn toàn đạt tiêu chuẩn đầu ra môi trường. Chính vì thế mà cần thêm hệ thống bể tuyển nổi thứ cấp và bể lắng thứ cấp. Nguyên lý hoạt động của nó tương tự như tuyển nổi 1 và bể lắng 1.

 

Công đoạn 5: Xử lý và tái sử dụng bùn thải

 

Lượng bùn thải chủ yếu có mặt tại bể lắng 1, bể phân hủy sinh học và bể lắng 2. Người ta sử dụng máy bơm để hút lượng bùn này ra bên ngoài. Nếu không xử lý bùn thải này trước khi thải ra môi trường thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường đất.

 

Người ta sẽ sử dụng các cách khác nhau để tách bùn thành 3 phần cơ bản là phần vô cơ, hữu cơ và bùn hữu cơ sạch. Phần vô cơ được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, phần hữu cơ được xử lý sinh học để tách riêng kim loại nặng và bùn hữu cơ sạch. Bùn hữu cơ sạch thì an toàn và có thể thải ra môi trường, còn đối với phần kim loại có thể hóa rắn và tiến hành chôn lấp.

 

Vậy đó là toàn bộ quá trình xử lý nước thải của một hệ thống xử lý cơ bản. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn.