Những kỹ thuật cần lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng có trải bạc nền đáy

Các ao nuôi tôm thẻ chân trắng có trải bạc nền đáy không phải là hiếm gặp. Song, nhằm hạn chế tối đa những rủi ro ở những ao nuôi này (đặc biệt là ở ao nuôi mật độ cao) ECOCLEAN khuyên bà con cần lưu ý những điều sau:

1. Chuẩn bị ao nuôi


Vệ sinh bạc trải ao nuôi. Ảnh minh họa.
 
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trước khi lót bạc bà con cần làm phẳng nền đáy ao, tạo độ dốc nghiêng về cống thoát nước, bờ ao cần được đầm nén kỹ và đáy ao cần được phơi khô. Các tấm bạc được trải lên toàn bộ đáy ao và các mép bạc được dán kín lại với nhau, bà con cũng có thể lắp thêm một vài ống thoát khí nối từ nền đáy lên bờ để tránh khí tích tụ dưới đáy và đẩy bạc lên khi đưa nước vào ao.
 
Nên nhớ, trong trường hợp ao nuôi đã được trải bạc từ những vụ trước thì cần tháo nước và dùng máy bơm cao áp rửa sạch các chất bẩn bám trên mặt bạc, kết hợp dùng Chlorine 5% té đều lên mặt bạc, sau đó phơi ao 5 ngày rồi mới lấy nước vào ao. Một số hộ nuôi kỹ tính còn tháo bạc ra để vệ sinh sạch sẽ và phơi ráo.

2. Thả tôm giống

 
Đối với tôm giống, bà con cần chọn nhà cung cấp có uy tín, chọn những đàn tôm đồng đều về kích cỡ, dáng đẹp, hoạt động nhanh nhẹn, không dị tật, các phụ bộ đầy đủ,… và điều quan trọng là tôm phải được kiểm dịch. Trước khi thả tôm, bà con nên nhớ điều chỉnh độ mặn, pH,… và nên thả tôm vào lúc trời mát để tránh tôm bị sốc nhiệt. Mật độ thả nuôi tốt nhất 120-150 con/m2.
 
Đối với nước cấp, trước khi đưa vào ao nuôi phải được xử lý ở ao lắng từ 7-10 ngày. Khi lấy nước vào ao lắng bà con tuyệt đối không nên thực hiện khi trong vùng có thông tin dịch bệnh thải nước ra môi trường, nước thủy triều có hiện tượng phát sáng ban đêm hoặc nước có nhiều váng bọt,…

3. Chăm sóc và quản lý ao nuôi

Quản lý ao nuôi tốt sẽ giúp tôm nuôi phát triển nhanh và khỏe mạnh, ít dịch bệnh,… Vì thế, khâu quản lý và chăm sóc là vô cùng quan trọng, bà con cần lưu ý những điều sau:
 
- Thứ nhất, thức ăn cho tôm phải được chọn mua từ những thương hiệu có uy tín, khẩu phần ăn cho tôm nuôi phải hợp lý cung cấp lượng đạm tùy theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Việc kiểm soát lượng thức ăn là cần thiết để tránh lãng phí, cho ăn dư thừa dẫn đến tích tụ chất dinh dưỡng dưới đáy ao. Ngoài ra, lựa chọn thời điểm cho tôm ăn cũng cần được quan tâm.
 
- Thứ hai, sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng, không chỉ giúp xử lý các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nuôi mà còn giúp bổ sung hệ vi sinh vật có lợi giúp tôm cá khỏe mạnh và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, việc thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như: độ pH, oxy hòa tan, độ mặn,… cũng cần được chú trọng.
 

Vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi thủy sản EcoClean Sludge Reducer. Photo by EcoClean.
 
- Thứ ba, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho tôm, nếu trong vùng có dịch bệnh cần xử lý kịp thời để tránh lây lan sang những ao khác. Bà con cũng cần đặc biệt lưu ý, các khí độc trong ao nuôi tôm thẻ như NH3, H2S, NO2,… là nguyên nhân gây bệnh rất nguy hiểm, do vậy bà con nên sử dụng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm định kỳ 7-10 ngày/lần để xử lý khí độc và phân hủy chất hữu cơ tích tụ đáy.
 
Kết luận
 
Trên đây là một số kiến thức về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trải bạc nền mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con. Hy vọng bài viết hữu ích với bà con phục vụ cho vụ nuôi của mình, và nếu bà con cần tư vấn về các dòng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm đừng ngần ngại liên hệ Hotline: 0908.901.955 để được hỗ trợ nhanh và chính xác. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.