Chu trình chuyển hóa tự nhiên của phot-pho, tác động của con người, và cách giải quyết.

Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn đọc một trong những vấn đề ô nhiễm nhức nhối hiện nay, là dư lượng phot-pho trong nước thải

Theo KPTCHEM, chu trình chuyển hóa của phot-pho là quá trình phot-pho chuyển hóa và dịch chuyển trong tự nhiên. Sự di chuyển này thường là dựa trên khả năng tan vào nước của một số loại muối phot-phat, hoạt động của vi sinh, sinh vật và con người.

Nguồn phot-pho trong tự nhiên chủ yếu tập trung ở các quặng khoáng hợp chất chứa phot-pho, vi sinh cố định phot-pho, và nước chứa muối phot-phat tan.

Chu trình chuyển hóa phospho trong tự nhiên. Nguồn: Wikipedia 

 

Phot-pho là vi chất thiết yếu cho sự sống, đóng vai trò quan trọng do là chất cấu tạo nên DNA, RNA, thành tế bào, phân tử năng lượng sinh học ATP, hay trong nhiều loài động vật bậc cao, thì là nguyên liệu cấu tạo nên xương. Phot-pho đi vào các chuỗi thức ăn khi các loài thực vật hấp thụ chúng, và trở lại môi trường dưới dạng chất thải hay xác sinh vật. Trong tự nhiên quá trình này xảy ra đều đặn và ngẫu nhiên trong một diện tích rộng và thời gian dài phù hợp với khả năng tự xử lý phot-pho của môi trường.

 

Tuy nhiên, các hoạt động của con người, như sử dụng dư thừa phân bón chứa phot-pho, hay sống tập trung và xả một lượng chất thải lớn ra môi trường trong một diện tích hẹp và thời gian ngắn, vượt quá khả năng xử lý của môi trường, dẫn tới ô nhiễm phot-pho.

Thứ nhất, sự tập trung của phot-pho trên các cánh đồng, hay trong nước thải làm tăng sự xói mòn của phot-pho ra biển. Điều này đẩy nhanh sự nghèo hóa đất đai canh tác, và do hoạt động khai thác quặng chứa phot-pho làm phân bón, dẫn tới nghèo hóa các nguồn phot-pho nói chung trên mặt đất.

Thứ 2, việc phot-pho bị rửa trôi xuống nguồn nước mặt và biển gây ra hiện tượng tảo nở hoa, phá hoại hệ sinh thái dưới nước.

 

Ngày nay các chính phủ trên thế giới đều ban hành quy định về xử lý dư lượng phot-pho trong nước thải, đặc biệt ở Việt Nam chỉ số tổng hàm lượng hợp chất của phot-pho tan trong nước không được quá 10 và 20 mg/L để đạt loại A và B, lộ trình đến năm 2020 sẽ là 4 và 20 mg/L cho loại A và B.

Do đó, các cơ sở chế biến thủy sản, các cơ sở xử lý nước thải cần đạt được các chỉ số hiện tại, và chuẩn bị trước cho các yêu cầu chặt chẽ hơn trong những năm tới.

 

Hiện nay xử lý dư lượng phot-pho có 2 phương pháp chính, là xử lý hóa học và xử lý sinh học, tùy hệ thống xử lý mà phù hợp với 2 phương pháp trên.

Nhân đây, bạn đọc có thể tham khảo các bài viết về cách xử lý dư lượng phot-pho bằng chế phẩm vi sinh Ecoclean Phospho.