Cách đặt ống bể phốt cơ bản và những lưu ý trong thi công

Cách đặt ống bể phốt chính xác, đúng kỹ thuật sẽ giúp các chất thải được lưu thông dễ dàng, qua đó tăng tuổi thọ của bể phốt.

Một trong những bước quan trọng trong quá trình thiết kế và thi công bể phốt đó chính là cách đặt ống bể phốt. Vì khi đặt các đường ống của bể phốt chính xác, đúng kỹ thuật sẽ giúp các chất thải được lưu thông dễ dàng, qua đó tăng tuổi thọ của bể phốt. Những thông tin dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đặt ống cho hệ thống này cũng như những lưu ý khi đặt ống cho hệ thống bể phốt - tự hoại của bạn.

Các đường ống được sử dụng để lắp đặt trong bể phốt gồm có

-Ống xả chất thải vào bể chứa, giúp dẫn chất thải từ bồn cầu vào bể chứa.
-Lỗ thông hoặc các ống nhựa thông giữa các ngăn chứa, ngăn lắng hay ngăn lọc. Giúp quy trình xử lý của bể được diễn ra theo đúng với thiết kế.
-Đường ống thoát nước đã được lắn và lọc, giúp đưa nước thải đã được xử lý ra ngoài.
-Đường ống thoát khí giúp bể phốt giảm áp lực không khí cũng như giảm bớt tình trạng tràn bể.

Hướng dẫn cách đặt ống bể phốt cơ bản cho từng loại ống

1. Cách đặt ống xả chất thải từ bồn cầu vào bể chứa

Lời khuyên đầu tiên dành cho bạn đó là nên đặt ống xả cao hơn mặt nước trong bể phốt ít nhất 200mm. Bởi vì, ống xả thải thường có độ dốc để lưu trữ chất thải được nhiều nhất có thể và với cách thực hiện này chất thải xuống nhanh và hạn chế tắc nghẽn tại các điểm nút gấp trong quá trình sử dụng.

2. Cách đặt ống giữa các ngăn trong hầm cầu - bể phốt với nhau

Tùy vào từng thiết kế của bể phốt mà chúng ta có cách đặt ống bể phốt giữ các ngăn với nhau. Một hệ thống hầm cầu-bể phốt thông thường để 1 lỗ thông có kích thước khoảng 200x200mm, hoặc 1 ống nhựa có đường kính tối thiểu là 110mm giữa các ngăn chứa với nhau.
Vị trí đặt của các ống thông này thì sẽ tùy theo kích thước của hầm chứa, có thể đặt ở vị trí cách miệng bể 1/3 hoặc sát dưới cùng đáy của bể. Các ống thông bể phốt giữa các ngăn này sẽ được đặt cách đều nhau và so le nhau.

3. Cách đặt ống thoát nước sau khi đã được xử lý từ bể lọc và lén ra bên ngoài môi trường.

Để có thể giúp quá trình thoát nước diễn ra tối ưu nhất, đảm bảo việc thoát nước diễn ra liên tục không bị ùn ứ, ống thoát nước trong bể phốt nên đặt cách khoảng 200mm so với nắp đậy bể. Đường kính ống thoát tối ưu nhất là khoảng 110mm.

4. Cách đặt ống thoát khí từ bể phốt ra bên ngoài.

Trong quá trình phân hủy chất thải ở ngăn chứa, rất nhiều khí sẽ được thoát ra, nếu như bể phốt của gia đình bạn không có ống thoát khí sẽ rất dễ xảy ra tình trạng bí khí và nguy cơ nổ bể phốt sẽ là rất cao.
Để có thể giúp thông khí trong bể phốt nhưng vẫn đảm bảo hạn chế mùi hôi cũng như các vấn đề về sức khỏe,  tốt nhất nên đặt ống thoát khí ở ngăn lắng, thông ra bên ngoài. Đường kính ống theo các chuyên gia tốt nhất là khoảng 27mm.

Những lưu ý khi thi công bể phốt

Xác định vị trí khi đặt: Bể phốt được ví như là “trái tim” của hệ thống tự hoại vì thế bạn cần đặt ở vị trí dễ dàng thoát nước. Kiểm tra xem đất ở khu vực đó có đảm bảo để bạn thi công bể hay không.
Trước khi thi công, lắp đặt ống bể phốt bạn cần lên kế hoạch, trao đổi những thứ mình mong muốn cho hệ thống tự hoại với người thợ xây dựng có kinh nghiệm để có những quyết định chính xác và chắc chắn.
Tránh đặt bể, hoặc các đường ống gần cây hoặc bụi rậm. Rễ của chúng sẽ bị thu hút vào các đường ống và có thể làm các đường ống bị tắc.
Trong trường hợp bể phốt bị đầy, bạn không cần phải thuê dịch vụ hút mà có thể sử dụng thuốc đổ bể phốt để xử lý.