Tảo là một mắc xích quan trọng không thể thiếu trong ao nuôi tôm, chúng quang hợp tạo ra oxy cho ao, trở thành nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm,… Song, khi sự cân bằng về số lượng tảo trong ao nuôi bị phá vỡ, các loài tảo độc phát triển ưu thế sẽ gây nguy hiểm không nhỏ đến môi trường ao và tôm nuôi. Chính vì vậy, bài viết hôm nay ECOCLEAN xin chia sẻ đến bà con
những kỹ thuật quản lý tảo trong ao nuôi tôm hiệu quả cần biết.
Tầm ảnh hưởng của tảo trong ao nuôi tôm
Tảo là các sinh vật dị dưỡng giữ vai trò như một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của tôm. Các loài tảo thường xuất hiện phổ biết nhất trong ao nuôi tôm gồm: tảo lục, tảo lam, tảo silic, tảo giáp và tảo mắt. Các loài tảo này được chia thành 2 nhóm chính: nhóm tảo có lợi và nhóm tảo độc hại.
1) Nhóm tảo có lợi cho ao nuôi tôm
Các loài tảo gồm: tảo silic, tảo lục là những loài nằm trong nhóm tảo có lợi cho ao nuôi tôm. Bản thân chúng không chứa độc tố nên có thể trở thành nguồn thức tự nhiên cho tôm, chúng quang hợp tạo ra oxy hòa tan trong ao, khi phát triển ưu thế trong ao không gây hiện tượng nở hoa,… Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của nhóm tảo có lợi còn giúp kiểm soát các loài tảo độc hại trong ao.
2) Nhóm tảo gây hại cho ao nuôi tôm (tảo độc)
Tảo xanh - một loài tảo độc nguy hiểm cho tôm nuôi khi phát triển ưu thế. Ảnh minh họa.
Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt là những loài nằm trong nhóm tảo gây hại, nhất là tảo lam. Tảo lam (tảo xanh) thực chất là vi khuẩn xanh có kết cấu gần giống với vi khuẩn hơn là tảo, khi tôm ăn phải loài tảo này có thể bị ngộ độc, mắc bệnh đường ruột, có thể chết hàng loạt khi các tế bào tảo lam mắc kẹt trong mang tôm,... Khi các loài tảo độc phát triển quá nhiều trong ao nuôi sẽ gây ra nhiều tác động xấu, như: làm nước ao bị nhờn, cạnh tranh dinh dưỡng và oxy với tôm, hiện tượng nở hoa, khi tảo tàn khiến ao nuôi bị ô nhiễm, sản sinh ra nhiều độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình tăng trưởng của tôm.
Kỹ thuật quản lý tảo trong ao nuôi tôm hiệu quả
Tảo xuất hiện nhiều chứng tỏ ao nuôi tôm tích tụ nhiều muối dinh dưỡng, đặc biệt là Nitơ và Photphos trong nước và đáy ao. Sự phát triển ưu thế của tảo lam trong ao nuôi chứng tỏ việc quản lý ao đang được thực hiện sai cách. Bên cạnh đó, khi thời tiết nắng nóng hoặc mưa kéo dài cũng tạo điều kiện cho nhóm tảo độc phát triển ưu thế. Vậy nên, để quản lý tảo hiệu quả:
- Bà con cần nắm vững các kiến thức về đặc điểm / điều kiện phát triển của từng loài tảo để có hướng xử lý kịp thời, hàm lượng dinh dưỡng trong ao cần được đảm bảo điều chỉnh cân bằng;
- Khi tảo xuất hiện trong ao với mật độ dày, bà con cần loại bỏ ngay lượng tảo này ra khỏi ao nuôi. Bên cạnh đó, chúng tôi khuyến cáo bà con không nên sử dụng hóa chất diệt tảo vì sẽ khiến tảo chết đồng loạt khiến môi trường ao nuôi biến động, thay vào đó nên sử dụng
chế phẩm vi sinh ECOCLEAN AQUA để xử lý tảo trong ao nuôi hiệu quả;
Chế phẩm vi sinh xử lý tảo hiệu quả ECOCLEAN AQUA. Ảnh: EcoClean.
- Hạn chế hoặc ngừng cho ăn và xi phông đáy ao thật kỹ. Bà con có thể thả ghép cá rô phi vào ao nuôi tôm giúp ổn định chất lượng nước, cá rô phi có thể tiêu hóa đến 60% lượng đạm trong ảo nên được xem là “khắc tinh” của tảo độc;
- Khi tảo tàn, bà con cần nhanh chóng vớt xác tảo chết, tăng cường oxy cho ao bằng cách bổ sung viên oxy, chạy quạt nước hết công suất. Đồng thời tiến hành thay 30% nước trong ao khi cần thiết và giảm 30-50% lượng thức ăn;
- Trong suốt vụ nuôi, bà con nên bổ sung các
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản cũng như các khoáng chất để giúp tôm tiêu hóa tốt hơn, phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với môi trường;
Trên đây là những kỹ thuật quản lý tảo trong ao nuôi tôm hiệu quả. Đây sẽ là những kiến thức thật sự bổ ích với bà con trong suốt vụ nuôi. Ngoài ra, bà con có thể xem thêm nhiều kiến thức bổ ích về nuôi trồng thủy sản tại Visinhthuysan.vn. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean.