Nếu làm tốt khâu quản lý thức ăn, bà con nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ không chỉ tránh khỏi việc lãng phí thức ăn, giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm ao nuôi giúp tôm khỏe mạnh,… mà còn tăng lợi nhuận sau khi thu hoạch. Ngược lại, quản lý thức ăn không tốt sẽ không chỉ gây nhiều lãng phí khiến chi phí vụ nuôi tăng cao, mà còn gây ra các vấn đề ô nhiễm bùng phát dịch bệnh.
Cách cho tôm thẻ chân trắng ăn cũng rất quan trọng, góp phần không nhỏ đến sự phát triển của tôm. Sau đây, EcoClean xin chia sẻ đến bà con một số
kỹ thuật quản lý thức ăn cho tôm hiệu quả, mời bà con cùng theo dõi!
Kỹ thuật quản lý thức ăn khi nuôi tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng tương đối dễ nuôi, tuy nhiên để có thể quản lý thức ăn hiệu quả đòi hỏi bà con cần hiểu rõ về loài thủy sản này.
Tôm thẻ chân trắng là loài rất háo ăn, chúng có thể bắt mồi cả ngày mà “không biết mệt”. Do vậy, bà con có thể chia nhỏ thức ăn và cho ăn nhiều lần trong ngày. Khảo sát ở một số ao nuôi sử dụng thức ăn có lượng protein 40-45% tôm phát triển với tốc độ nhanh và thời gian nuôi ngắn hơn, từ đó có thể kết luận rằng thức ăn của tôm thẻ không đòi hỏi nhiều protein như loài khác. Tuy nhiên, nếu sử dụng loại thức ăn này sẽ khiến ao nuôi dễ ô nhiễm hơn nên đòi hỏi người nuôi phải nắm vững kỹ thuật xử lý. Mặt khác, sức ăn của tôm thẻ lại phụ thuộc nhiều vào hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ,… vì vậy, cần có sự điều chỉnh hợp lý.
Kiểm tra thức ăn trên tôm để điều chỉnh hợp lý.
Cho tôm ăn trong tháng nuôi đầu
Ở giai đoạn này, rất khó để có thể xác định được tỉ lệ sống và sức ăn của tôm. Các thông số trên bảng cho ăn của nhà cung cấp thường khá cao vì được thiết kế trong điều kiện nuôi lý tưởng. Song, thực tế lại có phần “phũ phàng” hơn. Khảo sát cho thấy nhiều trại nuôi tôm khi liên hệ với chúng tôi để tư vấn
vi sinh xử lý đáy ao thường gặp phải vấn đề thức ăn dư thừa tích tụ xuống đáy ao trong giai đoạn này, điều đó dẫn tới các vấn đề biến động môi trường, tảo độc phát triển, khí độc tích tụ,… ngay ở tháng nuôi đầu tiên.
Do vậy, bà con nên cho tôm ăn nhiều lần trong ngày để giúp tôm làm quen với môi trường nuôi mới, có thể tham khảo cho tôm ăn theo bảng dưới đây:
Cho tôm ăn ở những tháng kế tiếp
Kể từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, bà con không nên cho tôm ăn vào ban đêm nếu hệ thống cung cấp oxy không được đáp ứng đầy đủ. Việc cho ăn sẽ được thực hiện bằng cách tính toán lượng thức ăn dựa vào tổng trọng lượng đàn tôm. Khi đó, bà con sẽ dùng chài để bắt tôm và đánh giá trọng lượng trung bình của tôm từ đó ước tính tổng trọng lượng đàn tôm đang có.
Kể từ giai đoạn này, bà con có thể rút ngắn số lần cho tôm ăn trong ngày bằng cách tham khảo bảng sau đây:
Kiểm tra sức ăn của tôm
Không giống như tôm sú, tôm thẻ chân trắng có lớp vỏ mỏng và trắng trong nên việc quan sát thức ăn trong ruột tôm khá dễ dàng. Thông thường, nếu tôm ăn thức ăn công nghiệp thì đường ruột sẽ có màu nâu đen, khi thiếu thức ăn tôm sẽ ăn các mùn bã và phân của chính nó nên đường ruột có màu đen. Nếu quan sát thấy ruột tôm rỗng thì đó có thể là dấu hiệu của tôm bệnh, đơn cử như
bệnh viêm đường ruột trên tôm.
Nguồn: EcoClean t/h.