Hãy hành động vì môi trường Xanh - Sạch - Đẹp

Kính thưa tất cả các bạn!
 
Môi trường là nền tảng của cuộc sống con người và sự phát triển kinh tế xã hội. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề mà toàn xã hội phải quan tâm, là vấn nạn trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Và, nó tác động trực tiếp đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của đất nước ta.

Môi trường đang kêu cứu!!!

Ai trong chúng ta không biết về vấn đề này? Tôi nghĩ tất cả đều biết rõ. Bởi vì, trong thời buổi mà các phương tiện truyền thông phát triển rầm rộ, đến cả một đứa bé mới lên ba cũng có một chiếc smartphone, các bài báo thì được viết nhan nhãn trên các trang tin điện tử. Nhưng, có vẻ như một bộ phận lớn vẫn đang "thờ ơ" với sự kêu cứu của môi trường.
 
Hãy nhìn xem, nhiệt độ Trái Đất ngày càng nóng lên, thiên tai ngày càng diễn biến thất thường, bão lụt ngày càng khắc nghiệt chính là những hậu quả dễ nhận thấy nhất của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, cùng với đó là dịch bệnh, đói nghèo, thiếu đất canh tác, suy giảm đa dạng sinh học …. Hàng năm, ô nhiễm môi trường cướp đi mạng sống của hàng vạn người trên thế giới.

A. Nguồn nước bị ô nhiễm

"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã." - Trích hiến chương Châu Âu về nước.
 
ô nhiễm nước
Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng tại các tỉnh / thành phố lớn ở nước ta. Photo by Internet.
 
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hóa được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực.

Ô nhiễm do con người tạo ra

- Từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày
 
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
 
- Từ các chất thải công nghiệp
 
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,... Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng).
 
Tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện rất nhiều công ty xả thải trái phép ra môi trường, không xử lý nước thải công nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc xử lý sơ xài không đạt chuẩn. Trường hợp nghiêm trọng gần đây nhất là trường hợp vi phạm của công ty Formosa Hà Tĩnh khiến các ngư dân miền Trung điêu đứng.
 
- Và nhiều hơn nữa
 
Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm nước khác như nước thải từ bệnh viện, trạm xá, hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…

Hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm nước

Trên thế giới hàng năm có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hiđrôcacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
 
Các hợp chất hữu cơ như: các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu DDT, linden(666), endrin, parathion, sevin, bassa… Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bị nghi ngờ là gây ung thư.
 
Bên cạnh đó, mặc dù các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Chúng tác dụng lên phôi tử như nhóm - SCH3 và SH trong methionin và xystein. Các kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb), thủy ngân (hg), asen (as)…
 
Ngoài ra, các vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật có thể gây ra bệnh tả, thương hàn và bại liệt.

B. Không khí bị ô nhiễm

Ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm, nó đe dọa gần như toàn bộ cư dân thành phố lớn tại những nước đang phát triển. Theo đài Fox News 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước nghèo. WHO cho biết mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng. Điều này dẫn đến nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư phổi cùng hàng loạt vấn đề về đường hô hấp.
 
ô nhiễm không khí
Khung cảnh đẹp từ những ống khói nhà máy, nhưng lại đang giết chết lá phổi của sự sống. Photo by Internet.

1/ Ô nhiễm từ công nghiệp

Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
 
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

2/ Giao thông vận tải

Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường sá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.

3/ Sinh hoạt

Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ,..

C. Đất bị ô nhiễm

Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene), dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất.
 
ô nhiễm đất
Rác thải, hóa chất nông nghiệp,... khiến đất bị ô nhiễm. Photo by Internet.
 
Các mối quan tâm về ô nhiễm đất bắt nguồn chủ yếu từ nguy cơ về sức khỏe, sự tiếp xúc trực tiếp với đất bị ô nhiễm, hơi từ các chất gây ô nhiễm, ô nhiễm thứ cấp từ các nguồn cung cấp nước trong đất.[1] Lập bản đồ và làm sạch các vùng đất bị ô nhiễm thường tốn thời gian và tốn kém, đòi hỏi kiến thức phong phú về địa chất, thủy văn, hóa học, kỹ năng mô hình máy tính, và GIS trong ô nhiễm môi trường, cũng như sự đánh giá cao về lịch sử của công nghiệp hóa chất.
 
Ở Bắc Mỹ và Tây Âu có mức độ ô nhiễm đất được biết đến nhiều nhất, nhiều nước trong các khu vực này có một khuôn khổ pháp lý để xác định và giải quyết vấn đề môi trường này. Các nước đang phát triển có quy định ít chặt chẽ hơn mặc dù một số nước này đã trải qua công nghiệp hóa.

1/ Tro than

Tro than được sử dụng cho các khu dân cư, thương mại, và công nghiệp sưởi ấm, cũng như cho quá trình công nghiệp như nấu chảy quặng, là một nguồn ô nhiễm phổ biến trong một quốc gia đã được công nghiệp hóa trước năm 1960. Than tự nhiên tập trung chì và kẽm trong thời gian hình thành của nó, cũng như các kim loại nặng ở mức độ thấp hơn. Khi than được đốt cháy, hầu hết các kim loại tập trung trong tro (ngoại trừ thủy ngân). Tro than và xỉ có thể chứa đủ lượng chì để trở thành một " chất thải nguy hại đặc trưng ", theo quy định tại Hoa Kỳ có chứa hơn 5 mg / L chì chiết bằng cách sử dụng thủ tục TCLP. Ngoài chì, tro than thường chứa các chất có nồng độ khác nhau nhưng đáng kể là polynuclear aromatic hydrocarbons (PAHs, ví dụ như, benzo (a) anthracene, benzo (b) fluoranthene, benzo (k) fluoranthene, benzo (a) pyrene, indeno (cd) pyrene, phenanthrene, anthracene, và những chất khác). Các PAHs được biết đến là chất gây ung thư cho con người và nồng độ chấp nhận được của chúng trong đất thường khoảng 1 mg / kg. Tro than và xỉ có thể được nhận biết bởi sự hiện diện của các hạt màu trắng trong đất, đất màu xám không đồng nhất, hoặc (xỉ than) nhiều bọt, hạt sỏi có lỗ hổng.

2/ Nước thải

Xử lý bùn thải, được biết đến trong ngành công nghiệp như là chất rắn sinh học, và được tranh cãi như một loại phân bón cho đất. Vì nó là sản phẩm phụ của xử lý nước thải, nó thường chứa nhiều chất gây ô nhiễm như sinh vật, thuốc trừ sâu và kim loại nặng khác.[2]
 
Trong Liên minh châu Âu, Hướng dẫn xử lý nước thải đô thị cho phép bùn thải được phun vào đất. Khối lượng dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 185.000 tấn chất rắn khô năm 2005. Điều này tốt cho nông nghiệp do hàm lượng nitơ và photpho cao. Trong 1990/1991, 13% trọng lượng ướt được phun lên 0,13 % diện tích đất; Tuy nhiên, điều này được dự kiến sẽ tăng 15 lần vào năm 2005. Những người ủng hộ nói rằng có một sự cần thiết để kiểm soát này để các vi sinh vật gây bệnh không thâm nhập vào các dòng nước và để đảm bảo rằng không có tích lũy kim loại nặng trong lớp đất trên cùng.[3]

3/ Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ

Thuốc trừ sâu là một chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để tiêu diệt sâu bệnh. Một loại thuốc trừ sâu có thể là một chất hóa học, tác nhân sinh học (như một virus hoặc vi khuẩn), kháng khuẩn, khử trùng hoặc là một thiết bị dùng để chống lại bất kỳ các loại sâu bệnh. Sâu bệnh bao gồm côn trùng, tác nhân gây bệnh, cỏ dại, động vật thân mềm, loài chim, động vật có vú, cá, giun tròn (giun tròn) và vi khuẩn cạnh tranh với con người trong thực phẩm, hủy hoại tài sản, lây lan hoặc là một véc tơ bệnh hoặc gây ra một mối phiền toái. Mặc dù sử dụng thuốc trừ sâu là có ích nhưng cũng có nhược điểm, chẳng hạn như độc tính tiềm tàng đối với con người và các sinh vật khác.
 
Thuốc diệt cỏ được sử dụng để tiêu diệt cỏ dại, đặc biệt là trên vỉa hè và đường sắt. Chúng tương tự như auxin và hầu hết có thể phân hủy bởi vi khuẩn trong đất. Tuy nhiên, một nhóm có nguồn gốc từ trinitrotoluene (2:4 D và T 2:04:05) có tạp chất dioxin, rất độc hại và gây tử vong ngay cả ở nồng độ thấp. Thuốc diệt cỏ khác là Paraquat. Nó là có độc tính cao nhưng nó nhanh chóng bị giảm nồng độ trong đất do tác động của vi khuẩn và không giết chết động vật đất.
 
Thuốc trừ sâu được sử dụng để đưa các trang trại thoát khỏi tình trạng sâu bệnh phá hoại cây trồng. Các loài côn trùng gây hại không chỉ phá hoại cây chưa thu hoạch mà còn những nơi lưu trữ và ở vùng nhiệt đới, nó được cho rằng, một phần ba tổng sản lượng bị mất trong quá trình lưu trữ thực phẩm. Như với thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu đầu tiên được sử dụng trong thế kỷ XIX là loại vô cơ egParis xanh và các hợp chất khác của asen. Nicotine cũng đã được sử dụng từ cuối thế kỷ XVIII.
 
Hiện nay có hai nhóm chính của thuốc trừ sâu tổng hợp - 1. Organochlorines bao gồm DDT, Aldrin, Dieldrin và BHC. Chúng có giá rẻ để sản xuất, mạnh và bền vững. DDT đã được sử dụng trên quy mô lớn từ năm 1930, với đỉnh điểm là 72.000 tấn được sử dụng năm 1970. Sau đó việc sử dụng nó được giảm do các tác động có hại của nó đến môi trường. Nó đã được tìm thấy trên toàn thế giới trong cá và các loài chim và thậm chí còn phát hiện ra trong tuyết ở Nam Cực. Nó ít tan trong nước nhưng rất hòa tan trong máu. Nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nội tiết và làm cho vỏ trứng của các loài chim thiếu canxi nên làm cho chúng dễ dàng vỡ. Nó được cho là chịu trách nhiệm cho sự suy giảm của số lượng các loài chim săn mồi như chim ưng biển và chim ưng trong những năm 1950 - bây giờ những loại chim này đang phục hồi.
 
Cũng như sự tập trung nồng độ thông qua chuỗi thức ăn, nó được biết đến có thể thâm nhập qua màng thẩm thấu, vì vậy cá hấp thụ nó qua mang. Vì nó có khả năng hòa tan nước thấp, nó có xu hướng ở lại trên bề mặt nước, vì thế sinh vật sống ở đó bị ảnh hưởng nhiều nhất. DDT được tìm thấy trong cá và vì cá tạo thành một phần của chuỗi thức ăn của con người nên đã gây ra mối quan tâm, nhưng mức được tìm thấy trong các mô gan, thận và não ít hơn 1 ppm và chất béo là 10 ppm, đó là dưới mức có thể gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, DDT đã bị cấm ở Anh và Mỹ để ngăn chặn việc tiếp tục tích lũy của nó trong chuỗi thức ăn. Các nhà máy của Mỹ tiếp tục bán DDT cho các quốc gia đang phát triển, những quốc gia không có đủ khả năng thay thế bằng các hóa chất đắt tiền và những quốc gia không có quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng thuốc trừ sâu.

Hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm đất

Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất; các mối đe dọa tiềm tàng lớn hơn được đặt ra bởi sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm được sử dụng cho con người, đôi khi ở những khu vực dường như rất xa so với bất kỳ nguồn gây ô nhiễm rõ ràng trên mặt đất.
 
Hậu quả đến sức khỏe khi tiếp xúc với đất ô nhiễm rất khác nhau tùy thuộc vào loại chất gây ô nhiễm, cách thức tấn công và tính dễ bị tổn thương của người dân khi tiếp xúc. Tiếp xúc mãn tính với crôm, chì và các kim loại khác, xăng dầu, dung môi, và nhiều công thức thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể gây ung thư, có thể gây ra rối loạn bẩm sinh, hoặc có thể gây ra các bệnh mãn tính khác. Nồng độ của các chất tự nhiên trong công nghiệp hoặc nhân tạo, chẳng hạn như nitrat và amoniac kết hợp với phân gia súc từ các hoạt động nông nghiệp, cũng đã được xác định là mối nguy hiểm sức khỏe trong đất và nước ngầm
 
Tiếp xúc mãn tính với Benzene ở nồng độ đủ được biết là có liên quan với tỷ lệ cao của bệnh bạch cầu. Thủy ngân và cyclodienes được biết là gây ra tỷ lệ mắc cao hơn về tổn thương thận. PCBs và cyclodienes có liên quan đến nhiễm độc gan. Organophosphates và carbomates có thể gây ra một chuỗi các phản ứng dẫn đến tắc nghẽn thần kinh cơ. Nhiều loại dung môi clo gây ra những thay đổi gan, thận và thay đổi hệ thống thần kinh trung ương. Một loạt những ảnh hưởng đến sức khỏe như nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, kích ứng mắt và phát ban da cho các hóa chất được trích dẫn ở trên và khác. Ở liều lượng đủ một số lượng lớn các chất gây ô nhiễm đất có thể gây tử vong do thông qua tiếp xúc trực tiếp, hít hoặc nuốt phải các chất ô nhiễm trong nước ngầm bị ô nhiễm qua đất.
 
Chính phủ Scotland đã đưa Viện Y học lao động thực hiện các phương pháp đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người từ đất bị ô nhiễm. Mục tiêu tổng thể của dự án là làm những hướng dẫn mà có ích cho chính quyền địa phương người Scotland trong việc đánh giá liệu các môi trường đại diện có khả năng thiệt hại đáng kể (SPOSH) đối với sức khỏe con người hay không. Dự kiến ​​là đầu ra của dự án sẽ là một tài liệu ngắn hướng dẫn cấp cao về đánh giá rủi ro sức khỏe có sự tham khảo hướng dẫn hiện hành được xuất bản và các phương pháp đã được xác định là đặc biệt phù hợp và hữu ích. Dự án sẽ xem xét hướng dẫn chính sách được phát triển như thế nào để xác định khả năng chấp nhận rủi ro đối với sức khỏe con người và đề xuất một cách tiếp cận cho việc đánh giá những nguy cơ không thể chấp nhận phù hợp với tiêu chí SPOSH theo quy định của pháp luật và theo luật định Hướng dẫn Scotland.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường thuộc về ai?

Nếu trước nay bạn đã từng có những suy nghĩ sai lệch thì ngay giờ đây bạn hãy cùng tôi, tất cả chúng ta hãy chung tay góp sức vì một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.Vậy đã bao giờ các bạn tự đặt cho mình câu hỏi “Phải làm thế nào để bảo vệ môi trường chưa? Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải làm một điều gì đó quá cao siêu, là phải nghiên cứu ra 1 công trình, một máy móc hiện đại hay đó là việc của các chuyên gia, của các nhà nghiên cứu mà chỉ cần bằng những hành động rất nhỏ như tắt đi 1 bóng đèn nếu thấy không cần thiết, trồng thêm một cây xanh, nhặt và bỏ một mẫu rác vào đúng nơi quy định, thu gom các rác thải có khả năng tái chế,…. Mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc bảo vệ môi trường, hình thành nếp sống văn minh. Đặc biệt các bạn hãy cố gắng là 1 tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền cho mọi người về tầm quan trọng cũng như ý thức bảo vệ môi trường các bạn nhé.

Bài học bản thân

Các bạn ạ! Chúng ta không những hành động cho môi trường hôm nay mà còn phải hành động vì một môi trường phát triển bền vững mai sau. Tạo hóa đã sinh ra ta và ban tặng cho ta nhiều thứ nhưng bạn ơi mọi thứ không có gì là vô tận vì thế ngay hôm nay chúng ta phải biết quý trọng, gìn giữ và sử dụng tiết kiệm những gì hiện có. Danh nhân Đặng Huy Trứ đã từng nói “Trời đất sinh ra của cải có hạn, nay có cái đầm là nơi để tôm cá ẩn náu. Ta là cha mẹ mà tát cạn đầm đi, từ con chép, con mè, con rô, con diếc, con lươn, con chạch, con cua, con ốc, bắt không sót con nào thì con cháu còn gì nữa? Có chăng chỉ còn lại bùn cát mà thôi. Như thế là tuyệt đường sinh sống của con cháu, khác nào chẹn cổ cháu con”. Chắc rằng tất cả chúng ta đều hiểu được tâm ý mà các bậc tiền bối muốn nhắn gửi qua câu nói trên phải không các bạn?
 
sự thờ ơ
Hãy bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhặt nhất. Photo by Internet.
 
Không có môi trường sống chúng ta không thể tồn tại, không bảo vệ môi trường chúng ta không thể phát triển bền vững. Chính vì vậy mà bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Đúng vậy các bạn ạ, mỗi người chúng ta đều phải có ý thức thật đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã - Bởi lẽ, bạn bảo vệ môi trường thì chính môi trường sẽ đem lại cho bạn sự sống - Chính vì vậy sự sinh tồn của vạn vật hôm nay và cả ở mai sau phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của bạn, của tôi và tất cả chúng ta.
 
Các bạn ơi! Chúng ta hãy hành động vì một hành tinh mãi luôn xanh tươi, để tôi, bạn và tất cả chúng ta được sống trong một môi trường Xanh- Sạch - Đẹp. Hãy đối xử tốt, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những phút giây thư giãn, thoải mái, yên bình trong bầu không khí trong lành. Hãy bảo vệ môi trường từ những hành động thiết thực nhất. Các bạn hãy cùng tôi hô to khẩu hiệu: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi chúng ta”.

Lời kết

Con người có thể thiếu ăn trong 1 tuần nhưng chỉ có thể nhịn khát trong 3 ngày, đủ để thấy nước quan trọng với sự sống như thế nào. Trước tình trạng nguồn nước ô nhiễm như hiện nay, ngoài việc tham gia vào các cuộc tuyên truyền về bảo vệ nguồn nước, bản thân EcoClean cần hành động nhiều hơn nữa qua việc phấn đấu không ngừng nhằm cung cấp các sản phẩm vi sinh xử lý nước thải đa dạng hơn để các khu công nghiệp, các nhà máy chế biến có thể xử lý nước thải đạt chuẩn quy định đầu ra, góp phần cải thiện ô nhiễm nguồn nước như hiện nay. Rất mong được sự đồng tình và ủng hộ của bạn đọc gần xa.
 
Trân trọng cảm ơn!
BQT.
 
Bài viết nổi bật
Xử lý mùi hôi tại các bãi rác, nước rỉ rác, mùi hôi nước thải bằng vi sinh EcoCleanTM 4 XF...
Là sản phẩm mới được phân lập và đóng gói riêng cho xử lý nước thải chăn nuôi. Công dụng c...
Xử lý dầu mỡ tại bẫy mỡ bằng vi sinh EcoBlockTM mang lại hiệu quả xử lý cao, triệt để tron...
Là sản phẩm được phân lập đặc biệt, EcoCleanTM 201 được dùng để tăng cường hiệu quả xử lý ...
Xử lý dầu mỡ gây tắc nghẽn ống thoát nước khu vực nhà bếp bằng EcoCleanTM L 100F rất đơn g...
Chế phẩm sinh học EcocleanTM 206 là sản phẩm vi sinh được phân lập riêng cho xử lý nước th...
EcoCleanTM 102 là một trong những chế phẩm vi sinh xử lý nước thải có độ mặn cao. Với hiệu...
EcoCleanTM 200 là chế phẩm vi sinh hiệu lực cao được phân lập riêng biệt dùng xử lý nước t...
Vi sinh kỵ khí EcoCleanTM 105 là một trong những chế phẩm vi sinh được phân lập trong xử l...
Chế phẩm vi sinh EcoCleanTM 118 được phân lập riêng biệt cho xử lý nước thải ngành giấy. G...
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
ECOCLEAN - Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
vi sinh xử lý nước thải
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn sản phẩm tẩy rửa
Sản phẩm hóa chất tẩy rửa & làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
call now
DMCA.com Protection Status