Quản lý pH trong ao nuôi tôm hiệu quả

Quản lý pH trong ao nuôi tôm hiệu quảpH là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn đến tôm nuôi. Để giúp bà con quản lý tốt hơn, EcoClean xin chia sẻ cách quản lý pH trong ao tôm hiệu quả sau đây!
Lượt xem: 5,623 lượt
Như ở bài trước EcoClean đã đưa tin, pH là một trong 5 yếu tố quan trọng khi cải tạo ao nuôi tôm mà bà con cần lưu ý. Để giúp bà con quản lý pH trong ao nuôi tốt hơn, EcoClean xin có đôi điều chia sẻ trong bài viết ngắn sau đây!

Những kỹ thuật quản lý độ pH trong ao tôm hiệu quả

pH là yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm, nếu độ pH quá cao hoặc quá thấp đều khiến tôm phát triển không toàn diện dẫn đến hao hụt và năng suất khi thu hoạch. Theo các chuyên gia, ao nuôi cần được duy trì ngưỡng pH thích hợp từ 7,5 đến 8,3. Thế nhưng, sẽ có thời điểm pH tăng hoặc giảm đột ngột, khi đó bà con cần biết cách để điều chỉnh hợp lý. Vậy, điều chỉnh pH như thế nào?
 
quan-ly-ph-trong-ao-nuoi-tom-hieu-qua 2
pH ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm nuôi. Ảnh minh họa
 
Để giải đáp vấn đề này, các chuyên gia của visinhthuysan.vn có những chia sẻ với bà con như sau:

1) Cách hạ độ pH trong ao tôm

pH chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó sự phát triển của tảo và các loài thực vật thân nổi như: cỏ dại, rong, rêu,… là rất phổ biến. Khi các loài này phát triển mạnh mẽ sẽ khiến pH trong ao tăng đột ngột. Do vậy, để hạ độ pH trong ao tôm bà con có thể tham khảo một số cách sau:
 
- Dùng rơm (rạ) khoảng 20 bó hoặc dùng men vi sinh EcoClean AQUA để diệt tảo. Kết hợp loại bỏ các loài cỏ dại, rong rêu ra khỏi ao tôm;
 
- Đánh 250kg Zeolite/ha để hạ phèn, diệt khuẩn xấu và khuẩn tốt, làm tăng oxy hòa tan và làm giảm pH;
 
- Đánh chế phẩm sinh học EcoClean AM theo liều dùng của nhà sản xuất để khử khí độc trong ao tôm. Kết hợp chạy quạt nước với công suất tối đa 24/24 để đảm bảo đủ oxy hòa tan trong ao;
 
- Luôn duy trì mực nước thích hợp đạt 30cm và độ trong của ao xuống mức <25cm;
 
- Nếu pH cao đạt mức >8,3 vào buổi sáng, bà con có thể sử dụng đường cát hoặc mật rỉ đường với liều 0,3/1,000m2 và té đều xuống ao;

2) Cách tăng pH trong ao nuôi tôm

Khi pH xuống quá thấp, tôm sẽ gặp phải hiện tượng khó lột xác hoặc lột xác không hoàn toàn, thậm chí tôm bị mềm vỏ. Tình trạng này thường xảy ra trong mùa mưa bão, khi mưa lớn kéo dài rửa trôi lượng axit từ trên bờ xuống ao nuôi khiến pH trong ao giảm đột ngột. Do vậy, bà con cần:
 
- Tránh tình trạng rửa trôi khiến pH giảm đột ngột trong mùa mưa bão bằng cách bón vôi Ca(OH)2 quanh bờ với liều lượng 10-20kg/m2;
 
- Nếu muốn tăng pH trong ao tôm nhanh thì dùng vôi tôi Ca(OH)2 với liều lượng 50-100kg/m2 hòa tan với nước và té đều khắp ao. Thực hiện vào lúc trời mát, chiều tối hoặc trời đang mưa. Sau khi bón vôi khoảng 2 giờ thì bà con có thể đo pH để kiểm tra;
 
- Ngoài ra, bà con có thể trộn NPK, DAP và Urê với liều lượng 3kg(NPK):3kg(DAP):2kg(Urê) rồi té đều khắp ao;
 
 
Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật quản lý pH trong ao tôm hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ biết cách điều chỉnh độ pH hợp lý để tôm có thể phát triển khỏe mạnh. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Theo: EcoClean t/h.
 
Có thể bạn cần tìm: cách điều chỉnh ph trong ao nuôi tôm , nghề nuôi tôm
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
ECOCLEAN - Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
vi sinh xử lý nước thải
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn sản phẩm tẩy rửa
Sản phẩm hóa chất tẩy rửa & làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
call now
DMCA.com Protection Status