Do vậy, nhằm giúp bà con quản lý tảo độc hiệu quả khi nuôi tôm, bài viết hôm nay EcoClean xin được chia sẻ các loài tảo độc phổ biến cũng như
biện pháp quản lý tảo độc hiệu quả. Mời bà con cùng xem!
Tảo độc là gì và các loài tảo độc phổ biến?
Tảo độc là những loài tảo có khả năng phát sinh ra độc tố gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thủy sản nuôi trong ao hồ. Đối với tôm, tảo độc tiết ra những độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, tôm yếu, thiếu oxy hoặc khiến tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh khác.
Thông thường, các loại tảo độc được phát hiện trong ao nuôi tôm phổ biến gồm:
a. Tảo xanh
Tảo xanh còn có tên gọi khác là tảo lam, đây là loài tảo độc thường xuất hiện rất nhiều trong ao hồ nuôi tôm. Tảo lam được chia thành 2 loại phổ biến: Oscillatoria và Microcystic. Theo các nhà khoa học, thực chất chúng là các vi khuẩn lam có khả năng quan hợp và cấu trúc gần với vi khuẩn hơn là tảo. Tốc độ phát triển của tảo xanh thường chậm hơn các loài tảo khác và phát triển mạnh mẽ nhất trong điều kiện nhiệt độ > 25oC.
Vì tính nguy hiểm đặc biệt của loài tảo này nên EcoClean đã có bài viết
cách diệt tảo xanh trong ao nuôi tôm để chia sẻ cụ thể hơn với bà con. Ngoài ra, một số dấu hiệu chứng tỏ tảo xanh đang phát triển trong ao nuôi tôm bà con có thể tham khảo như sau:
- Quan sát bằng mắt thường: Khi tảo xanh phát triển với mật độ dày đặc có thể dễ dàng nhận thấy các hạt nhỏ liti nổi trên mặt nước, nước có màu xanh lam (hoặc xanh ngọc) và có mùi hôi. Khi trời nắng gắt, tảo lam thường nổi thành từng đám trên mặt nước và dạt về phía cuối gió.
- Tảo xanh phát triển và tiết độc tố khiến tôm nuôi thường mắc các bệnh về đường ruột. Ngoài ra, khi tảo xanh già có dạng hạt hoặc dạng sợi sẽ tiết ra chất nhờn gây cản trở hô hấp ở tôm nuôi, gây nhờn nước và có mùi hôi.
b. Tảo mắt
Tên khoa học của tảo mắt là Euglenophyta, tảo mắt thường xuất hiện khi ao có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, nền đáy nhiễm bẩn. Do vậy, bà con có thể xem tảo mắt là sinh vật chỉ thị môi trường nhằm phát hiện tình trạng ô nhiễm của ao nuôi.
Tảo mắt có thể được nhận biết bằng cách quan sát thấy nước ao có màu nâu đen hoặc xanh rau má, khi đó bà con cần có giải pháp xử lý kịp thời.
c. Tảo giáp (Pyrrophyta)
Cũng là một loài tảo độc phổ biến trong ao nuôi, nếu tôm ăn phải loài tảo này sẽ khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây bệnh phân bị đứt khúc. Tảo giáp là nguyên nhân trực tiếp khiến tôm bị nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước. Ngoài ra, hiện tượng ao phát sáng cũng do loài tảo này gây ra.
Khi tảo giáp phát triển trong ao nuôi sẽ khiến nước ao có màu nâu đỏ hoặc màu trà sẫm, bề mặt nước có màu vàng nâu đậm đồng thời pH dao động ngày đêm lớn.
Nguyên nhân xuất hiện tảo độc trong ao nuôi tôm
Đặc điểm chung khiến tảo độc phát triển ưu thế trong ao nuôi là do ô nhiễm hữu cơ, bắt nguồn từ:
- Khâu quản lý thức ăn không tốt, cho thức ăn quá nhiều khiến lượng thức ăn dư thừa tích lũy xuống đáy nền ao tạo điều kiện cho tảo phát triển;
- Do chất thải hữu cơ như: phân tôm,… thải ra trong suốt vụ nuôi;
- Nên đáy ao nuôi bị bẩn không được cải tạo kỹ;
Ngoài ra, các yếu tố môi trường cũng tác động trực tiếp đến quá trình nuôi, chẳng hạn: khi mưa lớn kéo dài làm độ mặn trong ao giảm nhanh và phân tầng mặt nước tạo điều kiện cho tảo xanh phát triển. Hoặc khi nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột khiến môi trường bị thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ mạnh mẽ sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo độc phát triển ưu thế.
Biện pháp quản lý tảo độc hiệu quả trong ao nuôi tôm
Khi tảo độc phát triển mạnh mẽ sẽ gây ảnh hưởng đến tôm nuôi, do vậy, EcoClean muốn chia sẻ một số biện pháp quản lý như sau:
a. Khi tảo phát triển với mật độ dày:
- Vớt xác tảo, nên thay nước ao nuôi bằng nước đã được xử lý trong ao lắng nhằm giảm mật độ tảo;
- Kiểm soát thức ăn hợp lý, không cho ăn quá nhiều nhằm trắng lượng thức ăn dư thừa lắng tụ;
- Cắt tảo bằng vôi đêm với liều lượng cho phép <20kg/1000m3 nước sau khi đánh vôi sử dụng kèm theo Zeolite 20kg/1000m3;
- Hút bùn và xiphon đáy thường xuyên, đồng thời sử dụng chất diệt tảo có gốc CuSO4;
- Riêng với tảo xanh nên áp dụng biện pháp tăng độ mặn cho nước ao bằng việc cấp thêm nước hoặc bổ sung muối 10kg/1000m3 treo ở đầu cánh quạt;
- Ngoài ra, bà con có thể thả ghép cá rô phi với tôm trong ao và tiêu hóa 30% - 60% đạm trong tảo giúp ổn định chất lượng nước.
b. Khi tảo tàn:
- Nhanh chóng vớt xác tảo tàn;
- Xiphon đáy thường xuyên;
- Kiểm tra các thông số trong nước và nhanh chóng điều chỉnh;
- Bổ sung viên oxy, tăng cường chạy quạt để bổ sung oxy kịp thời cho tôm;
- Thay 30% lượng nước trong ao bằng nước từ ao lắng;
- Giảm 30% - 50% lượng thức ăn để điều chỉnh chất lượng nước;
Kết luận
Trên đây là một số kiến thức mà EcoClean muốn chia sẻ với bà con để có biện pháp quản lý tảo độc tốt hơn. Ngoài ra, bà con có thể tham khảo thêm từ các chuyên gia để ứng phó kịp thời khi tảo độc phát triển ưu thế. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.