Một số bệnh thường gặp mùa mưa bão

Một số bệnh thường gặp mùa mưa bãoMùa mưa bão là thời điểm cơ thể rất dễ nhiễm bệnh. Biết và phòng bệnh là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân. Sau đây là một số bệnh thường gặp trong mùa mưa bão:
Lượt xem: 5,028 lượt

Như đã nói ở trên, mùa mưa bão là thời điểm thuận lợi để nấm mốc và các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Và sau đây là một số căn bệnh điển hình có thể đến bất ngờ với bạn và người thân trong gia đình:

a. Bệnh đường tiêu hóa

Đây là một căn bệnh thường gặp vào mùa mưa, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn E.coli thường có nhiều trong nước, rau sống hay thịt bị nhiễm khuẩn, vì thế mà mùa mưa bão còn được xem là mùa của bệnh đường tiêu hóa.
 
mot-so-benh-thuong-gap-mua-mua-bao
Bệnh đường tiêu hóa rất dễ gặp trong mùa mưa bão. Photo by Internet.
 
Đối tượng thường là trẻ em và có cả người lớn. Người mắc phải bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu như đau bụng bất ngờ, sau một vài giờ thì người bệnh bắt đầu bị tiêu chảy.
 
Do đó, trong mùa mưa bão dù là người lớn hay trẻ em cũng cần tuân thủ nguyên tắc trong việc ăn uống hàng ngày như: ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, hạn chế ăn những thực phẩm tái, không ăn thực phẩm đã ôi thiu, thực phẩm chưa sử dụng cần phải được đặt trong lồng kín để tránh ruồi, nhặng bâu vào đẻ trứng.

b. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm rất dễ bắt gặp trong mùa mưa. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây truyền qua muỗi Aedes. Ngoài bốn chủng virus gây bệnh sốt xuất huyết, muỗi Aedes cũng truyền bệnh sốt phát ban và sốt vàng da.
 
mot-so-benh-thuong-gap-mua-mua-bao
Bệnh sốt xuất huyết rất dễ gặp trong mùa mưa, đặc biệt là với các bé. Photo by Internet.
 
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm sốt xuất huyết, nhưng căn bệnh chết người này thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là vào mùa mưa.
 
Các triệu chứng khởi phát bao gồm sốt cao đột ngột có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày, đau khớp và cơ bắp, phát ban da, chảy máu mũi, đau bụng và nôn.

Bệnh cảm cúm

Đây là một bệnh nhiễm virus ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch yếu. Bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp, khiến người bệnh thường cảm thấy lạnh, sốt, đau họng, chảy nước mũi, ho và mệt mỏi.
 
mot-so-benh-thuong-gap-mua-mua-bao
Bệnh cảm cúm rất dễ mắc phải trong mùa mưa. Photo by Internet.
 
Nhiễm khuẩn trong mùa mưa thường khiến mũi và cổ họng bị viêm. Nếu tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị viêm xoang, viêm tai và viêm phế quản.

Bệnh ghẻ và nấm

Ghẻ là bệnh do nhiễm trùng da gây ngứa và các phản ứng dị ứng da. Bệnh gây ra do bị trùng sarcoptes scabiei cắn, ngoài ra ghẻ cũng có thể lây lan qua tiếp xúc da trực tiếp.
 
Nhiễm nấm gây nổi mẩn đỏ, nứt da hoặc gây lở loét ở chân. Giầy bị ẩm do mồ hôi hay nước mưa là nơi sinh sản của các vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, bạn nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nước mưa, nước lũ.

Bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Khi bão lụt điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Hơn nữa mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi rút gây bệnh đau mắt.
 
mot-so-benh-thuong-gap-mua-mua-bao
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ phát thành dịch vào mùa mưa. Photo by Internet.
 
Bệnh đau mắt đỏ dễ lây nên rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh lây khi người lành tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút; cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh;  dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối; sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh…

Một số cách phòng ngừa bệnh mùa mưa bão

Để phòng ngừa bệnh trong mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:
 
- Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
 
- Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
 
mot-so-benh-thuong-gap-mua-mua-bao
Dùng chai xịt khử trùng giúp bảo vệ bé và người thân trong gia đình khỏi vi khuẩn gây bệnh. Photo by TheDelight.
 
- Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
 
- Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…
 
- Các cơ sở y tế bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời.
 
Theo: Internet.
 
Có thể bạn cần tìm: phòng và trị bệnh , phòng bệnh mùa mưa
Bài viết liên quan
Mưa bão thường gây ra ngập lụt, khi đó vô số các vi sinh vật từ đất, rác, chất thải,… hòa vào d...
Khí hậu ẩm thấp của mùa mưa là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc sinh sống và phát triể...
Các bé thường bị mắc bệnh khi thời tiết giao mùa, bài viết này xin chia sẻ đến các mẹ một số bi...
Nghẹt mũi không hề dễ chịu chút nào. Vậy nên, nếu chẳng may bị nghẹt mũi, bạn hãy nhớ ngay đến ...
Đen mang là căn bệnh thường xuất hiện trên tôm nuôi trong ao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá t...
Sau mùa lũ là thời điểm các dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng. Do đó, người dân cần nâng cao kiế...
Các bệnh lây qua đường hô hấp là rất phổ biến hiện nay, nhất là với những người làm trong môi t...
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
ECOCLEAN - Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
vi sinh xử lý nước thải
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn sản phẩm tẩy rửa
Sản phẩm hóa chất tẩy rửa & làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
call now
DMCA.com Protection Status