Vừa qua, chuyên mục
Hỏi đáp bạn đọc của chúng tôi đã tiếp nhận trường hợp của Quang qua email: linhquang…@gmail.com. Anh Quang cho biết:
“Đường ống thoát nước thải sinh hoạt của gia đình tôi đột ngột bị tắc nghẽn, nước không thoát được. Tôi không biết nguyên nhân từ đâu và không biết xử lý như thế nào. Mong Admin cho tôi biết trường hợp này có xử lý được không, nếu được thì xử lý tắc ống thoát nước như thế nào? Cảm ơn!”.
Ý KIẾN TỪ CHUYÊN GIA
Anh Quang và bạn đọc thân mến,
Trước tiên, chúng tôi muốn khẳng định rằng đường ống nước thải sinh hoạt trong gia đình đột nhiên bị tắc nghẽn là không hề hiếm, thậm chí tình trạng này xảy ra rất thường xuyên, nhất là những hộ gia đình đã có “tiền sử” trước đó.
Những nguyên nhân khiến đường ống thoát nước thải sinh hoạt hộ gia đình bị tắc nghẽn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực, chúng tôi nhận thấy việc đường ống thoát nước gặp sự cố không đơn thuần là do lắp sai kỹ thuật. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn:
1) Tóc và cặn bẩn tích tụ
Các búi tóc gây nghẹt đường ống. Ảnh: Internet.
Nước thải không bao giờ là sạch, trong nước thải có chứa rất nhiều tạp chất vì thế khi những chất này đóng bám trong đường ống lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều vấn đề. Trong đó, tóc là “hung thủ” gây ra phần lớn trường hợp tắc nghẽn, còn những chất có khả năng đóng bám góp phần gây tắc nghẽn chúng tôi gọi là cặn bẩn tích tụ.
Hầu như trong bất cứ đường ống thoát nước thải nào cũng có tóc và cặn bẩn tích tụ. Ban đầu, do số lượng ít nên chúng hầu như “vô hại”. Song, sau một thời gian, lượng tóc tích tụ trong đường ống ngày càng nhiều, lớp cặn bẩn càng dày,… khi đó chúng sẽ tạo thành những “búi tóc” to lớn che lắp toàn bộ không gia đường ống, cản trở thoát nước.
2) Dầu mỡ và rác hữu cơ
Dầu mỡ bám dày đặc trong đường ống. Ảnh: Internet.
Cũng giống như tóc, dầu mỡ thừa được xem là những kẻ “hung thần” bên trong đường ống. Chúng không thể hòa tan trong nước và càng dễ đóng bám ở nhiệt độ thấp, và đường ống thoát nước trở thành nơi lý tưởng của chúng.
Trên thực tế, dầu mỡ thừa từ quá trình chế biến thức ăn sẽ theo nước thải trôi vào đường ống, song, thay vì trôi thẳng xuống cống thì những ván dầu mỡ lại bám lên thành ống. Nhiệt độ “lý tưởng” tạo điều kiện thuận lợi để dầu mỡ đóng chặc hơn. Nên nhớ, trong đường ống không chỉ có dầu mỡ mà còn có cả tóc, rác, cặn bẩn,… chúng liên kết với nhau tạo thành các mảng bám, lâu ngày các mảng bám dày đặc khiến đường ống bị nghẹt hoàn toàn.
Xử lý tắc ống thoát nước bằng hóa chất thông cống trong trường hợp này gần như đạt hiệu quả rất thấp.
3) Do hóa chất tẩy rửa gia dụng
Trong những lần tắc nghẽn trước đây, bạn đã sử dụng các loại hóa chất thông cống để xử lý. Tất nhiên, có thể bạn đã không biết rằng khi những hóa chất này hết tác dụng, chúng sẽ bao phủ lên các mảng bám khiến chúng trở nên khô cứng và khó xử lý hơn.
Cách xử lý đường ống nước thải sinh hoạt bị tắc nghẽn hiệu quả triệt để
EcoSock - Hợp chất thông tắc đường ống chuyên dụng. Ảnh: MoiTruongDeal.
Với những trường hợp tương tự như trường hợp của anh Quang kể trên, cách xử lý là không khó. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các loại hóa chất thông cống trước đây, bạn nên sử dụng Hợp chất thông tắc chuyên dụng EcoSock. Bởi vì:
- EcoSock là sản phẩm có khả năng phân hủy cao: dầu mỡ thừa, rác hữu cơ, tóc, cặn bẩn,… Khi đổ xuống đường ống, EcoSock sẽ đánh bay các mảng bám nhanh chóng;
- EcoSock được sản xuất tại Mỹ, các hợp chất được phân lập chuyên xử lý tắc nghẽn và tuyệt đối không gây hư hại chất liệu đường ống. Điểm mạnh của sản phẩm là không có khả năng gây cháy, an toàn với con người khi sử dụng và thân thiện với môi trường;
- Thời gian xử lý EcoSock nhanh chóng, chỉ từ 5-10 phút đường ống sẽ thông thoáng trở lại như ban đầu;
Lời kết
Dù là đường ống ở vị trí nào trong gia đình gặp sự cố, EcoSock đều có khả năng thông tắc nhanh chóng. Tuy nhiên, EcoSock vẫn bị hạn chế nếu đường ống bị tắc nghẽn do: rễ cây mọc, cát, sỏi, xi măng, dị vật cứng như gỗ hay kim loại chẳng hạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có cho mình lời giải đáp khi đường ống nước thải sinh hoạt bị tắc, phải làm sao. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Môi Trường Deal.