Đó cũng là trường hợp của chị Thu D. (Q.12, TP.HCM). Theo lời chị D. cho biết: “nhà tôi mới sửa chữa lại toàn bộ hệ thống bể phốt ở tầng trệt khoảng hơn 1 năm, nhà tôi ở phố nên thợ xây tư vấn dùng loại 2 ngăn có thể tích 3m3. Nhưng khi thợ sửa chữa làm xong tôi mới phát hiện ra là đường ống thoát nước tắm giặt từ nhà vệ sinh không chảy riêng mà được chảy vào ngăn thứ 2 của bể phốt, sau đó mới thoát ra cống. Đến thời điểm hiện tại thì tầng 1,2,3 của nhà tôi có mùi rất hôi. Tôi không biết phải xử lý như thế nào vì nếu phải làm lại đường thoát nước là cả một vấn đề lớn, mong các chuyên gia của MOITRUONGDEAL giúp đỡ!!!”.
Chị Thu D. thân mến!
Trường hợp chị đang gặp phải có thể được xem là khá “hy hữu”, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa là quá hiếm bởi trước đây MOITRUONGDEAL cũng đã từng tiếp nhận một số trường hợp tương tự. Và hôm nay, chúng tôi xin hướng dẫn chị và bạn đọc
cách khử mùi hôi nhà vệ sinh có mùi cống nồng nặc do đường ống xả vào bể phốt hiệu quả nhất.
Trước tiên, MOITRUONGDEAL xin được nhắc lại cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của loại bể phốt 2 ngăn để bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn.
Bản vẽ bể phốt 2 ngăn. Photo by Internet.
a. Cấu tạo của bể phốt 2 ngăn
Bể phốt 2 ngăn bao gồm 1 ngăn chứa phân và chất thải từ hầm cầu, ngăn còn lại dùng để lắng phân và chất thải trước khi thải ra bên ngoài. Ngăn chứa thường được thiết kế chiếm 2/3 tổng diện tích toàn bể phốt, ngăn lắng thường chiếm 1/3 phần còn lại của bể phốt.
b. Nguyên tắc hoạt động của bể phốt 2 ngăn
Sau khi bạn đi vệ sinh và ấn xả nước thì chất thải thông qua ống thoát của bồn cầu sẽ được đưa thẳng xuống bể phốt. Tại đây, các chất thải như: Hydro cacbon, đạm, chất béo,… sẽ được phân hủy bởi các vi sinh vật và nấm men trong bể, sau đó chuyển thành bùn cặn.
Tiếp đến, phần nước chứa các hợp chât lơ lửng ở phía trên trong ngăn chứa sẽ theo đường ống chảy qua ngăn lắng để tiếp tục chờ lắng các chất thải còn lại, phần nước cuối cùng sẽ được thải ra ngoài qua đường ống thải.
Nguồn nước thải sau khi lắng qua 2 ngăn sẽ khá trong và đã được hạn chế mùi ở mức tối đa, lượng nước này sẽ theo đường ống dẫn đi ra ngoài hệ thống nước thải chung của gia đình. Vì đây là nơi toàn bộ nước thải lưu thông nên đôi khi rác trong đường ống sẽ bị tắc nghẽn, vì thế bạn nên tìm hiểu một số cách xử lý tắc ống thoát nước để khắc phục kịp thời.
Cách khử mùi hôi nhà vệ sinh khi đường ống xả thải trực tiếp vào bể phốt
Trở lại vấn đề của chị Thu D. cần xử lý. Để
khử mùi hôi nhà vệ sinh trong trường hợp này tương đối khó khăn. Bởi trên thực tế, nước trong ngăn lắng vẫn còn chất thải lắng chưa phân hủy, và lượng nước đổ xuống trong quá trình tắm giặt sẽ vô tình “khuấy động” tạo điều kiện cho mùi phát tán. Tuy nhiên, vẫn còn cách để “cứu vãn” nếu chị không muốn phải sửa chữa lại đường ống.
Bước 1: Giảm mùi hôi từ bể phốt
Đầu tiên, chị cần giảm mùi hôi trong bể phốt bằng cách tăng cường khả năng phân hủy chất thải trong ngăn chứa của bể phốt, đó là bổ sung men xử lý bể phốt EcoCleanTM Septic. Đây là loại men vi sinh chuyên dụng của Mỹ với mật độ hàng tỉ vi sinh vật sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất thải bên trong bể phốt. Nên duy trì đều đặn 1 - 2 gói 75gram mỗi tháng.
Một phần vi sinh vật sẽ theo nước chảy sang ngăn lắng và thúc đẩy phân hủy tại đây. Khi chất thải phân hủy nhanh, đồng nghĩa mùi hôi sẽ giảm bớt đáng kể. Tuy vậy, mùi hôi sẽ vẫn còn và theo đường ống dẫn xông ngược vào nhà vệ sinh.
Bước 2: Khử mùi hôi nhà vệ sinh tức thời bằng các sản phẩm chuyên dụng
Thật không khó để tìm mua các sản phẩm giúp khử mùi nhà vệ sinh nhanh chóng tức thời. Tuy nhiên, lời khuyên chân thành là chị không nên sử dụng những sản phẩm có hương thơm từ hóa chất tổng hợp bởi khi hít phải mùi hương này quá nhiều và thường xuyên, chị và các thành viên trong gia đình có nguy cơ mắc phải các bệnh về hô hấp, nhất là các bé.
Thay vào đó, chị nên chọn những sản phẩm chuyên dụng như
kẹp thơm khử mùi nhà vệ sinh Clip Fresher (sản phẩm khử mùi hôi nhà vệ sinh số 1 thế giới) hay sử dụng tinh dầu để loại bỏ mùi hôi trong nhà vệ sinh. Với những sản phẩm này, chị sẽ nhà vệ sinh sẽ được loại bỏ mùi hôi và luôn thơm ngát, mặt khác chị cũng không phải lo lắng về sức khỏe khi hít nhiều lần.
Clip Fresher - Kẹp thơm khử mùi nhà vệ sinh số 1 thế giới. Photo by: MoiTruongDeal.
Bước 3: Thường xuyên mở cửa nhà vệ sinh
Trên thực tế, một nhà vệ sinh quá "kín" gió sẽ rất dễ phát sinh mùi hôi bởi không khí không được lưu thông giữ bên ngoài và bên trong nhà vệ sinh. Do đó, chị nên thường xuyên mở cửa sổ hoặc máy hút khí để không khí bên ngoài và bên trong nhà vệ sinh được lưu thông, giúp hạn chế mùi hôi tích tụ. Ngoài ra, mùi hôi sẽ bám lại vào từng sợi vải của rèm, màn, khăn tắm,… nên tốt nhất chị không nên để khăn tắm trong nhà vệ sinh sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và nên thường xuyên giặt các tấm rèm, màn.
Từ trường hợp của chị Thu D. có thể thấy tuy rằng nhà vệ sinh sạch nhưng vẫn có mùi hôi là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra, bởi chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình thiết kế xây dựng sẽ khiến bạn phải trả giá đắt. Tuy nhiên, với cách xử lý được các chuyên gia MOITRUONGDEAL chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả tình trạng mà không phải tốn quá nhiều chi phí. Ngoài ra, Hotline: 0908.901.955 luôn sẵn sàng hướng dẫn bạn xử lý 24/7.
Nguồn: Môi Trường Deal.