Ngành thủy sản và công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản

Ngành thủy sản và công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sảnNgành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Tuy nhiên, các thành phần trong nước thải chế biến thủy sản là rất phức tạp, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngành thủy sản và công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản là gì bạn nhé!
Lượt xem: 10,438 lượt

Vai trò của ngành thủy sản

Ngành thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế - xã hội của loài người. Tại Việt Nam, ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế chủ đạo, có giá trị ngoại tệ xuất khẩu đứng hàng thứ tư trong các ngành kinh tế quốc dân  và chỉ đứng sau ngành xuất khẩu dầu, gạo và hàng may mặc (trước năm 2001 và đã vươn lên hàng thứ ba vào năm 2001).
 
Ngành thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại. Đặc biệt, các loại thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao và rất cần thiết cho sự phát triển của con người. Không những thế nó còn là một ngành công nghiệp tạo cơ hội công ăn việc làm cho rất nhiều người dân lao động đặc biệt là ở vùng nông thôn và các vùng ven biển. Ở Việt Nam , nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cung cấp công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 1,1 triệu người , tương ứng với 2,9 % lực lượng lao động có công ăn việc làm.
 
nganh-thuy-san-va-cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-che-bien-thuy-san 1
Ngành thủy sản là một trong những ngày kinh tế chủ đạo của nước ta. Photo by EcoClean.
 
Nhu cầu thuỷ sản cho nhân loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại có giới hạn và hầu như đã bị khai thác triệt để, để bù đắp cho sự thiếu hụt đó chính là sự ra đời của ngành nuôi trồng thuỷ sản và phát triển. Ngày nay nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp được khoảng 27% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, nhưng chiếm tới gần 30% sản lượng dùng làm thực phẩm. Đối tượng nuôi trồng rất phong phú gồm đủ các chủng loại: cá, nhuyễn thể giáp xát , rong tảo và một số loài khác. Điều đó có thể thấy ngành nuôi trồng thủy sản giữ vai trò quan trọng trong thời đại hiện nay. Ngành nuôi trồng thuỷ sản có quy mô rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nơi, có thể được phát triển theo quy mô nhỏ gia đình gắn liền với hệ thống canh tác tổng hợp, hoặc những trang trại nuôi công nghiệp hoá có quy mô lớn.
 
Ngoài ra, thủy sản còn là tiền đề để phát triển các ngành dịch vụ khác như: đóng sửa tàu thuyền, sản xuất nước đá, cung cấp dầu nhớt, cung cấp thiết bị nuôi trồng, cung cấp bao bì,... hay thậm chí là cả ngành trang sức làm từ ngọc trai, vỏ sò, vỏ ốc,... Theo ước tính có tới 150 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành thuỷ sản.

Lo ngại ô nhiễm trong chế biến thủy sản

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu hiện nay. Chế biến thủy sản đang giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống sản xuất kinh tế của nước ta. Song, vấn đề nước thải trong chế biến thủy sản lại khiến nhiều người lo ngại.
 
Thật vậy, các thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải thủy sản là rất phức tạp. Do đó, các cơ sở chế biến thủy sản cần nắm bắt được công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản để áp dụng cho doanh nghiệp mình. Và sau đây, EcoClean xin được sơ lược về công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
 
nganh-thuy-san-va-cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-che-bien-thuy-san 2
Một hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản. Photo by EcoClean.

Công nghệ chế biến nước thải thủy sản

Nước thải thủy sản được thể hiện qua các chỉ tiêu SS, BOD, COD, N P, dầu mỡ, máu. Đặc biệt là trong nước thải thủy sản chứa lượng SS khá cao do trong quá trình chế biến loại bỏ các bộ phận của nguyên liệu như: vỏ tôm, vây, mang, đầu cá và dầu mỡ (trong chế biến cá basa).
 
Kiến thức:
- BOD: Là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ.
- COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hóa học, bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ.
 
Để xử lý nước thải thủy sản đạt hiệu quả cao nhất ta cần lưu ý các chỉ tiêu ở trên để đưa ra hướng xử lý thích hợp. Hiện nay, công nghệ xử lý là dùng phương pháp xử lý cơ học như: song chắn rác, bể lắng cát, bể tuyến nổi, điều hòa. Kết hợp với phương pháp xử lý sinh học như (kị khí, hiếu khí, thiếu khí), tại đây thường được kết hợp bổ sung vi sinh xử lý nước thải thủy sản EcoCleanTM 205 để mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, còn có các công trình xử lý chủ yếu khác như: bể UASB, Anoxic, Aerotank, SBR, mương oxy hóa,…
 
Ngoài nước thải phát sinh từ công đoạn chế biến hải sản cũng cần quan tâm đến nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt. Lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày phát sinh từ các hoạt động của nhân viên và các công nhân làm việc tại nhà máy. Hiện nay các nhà máy chế biến thủy sản thường có số lượng công nhân rất đông nên lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày là tương đối lớn. Tính chất của nước thải được thể hiện thông qua các chỉ tiêu BOD, COD, SS, N, P, Coliform. Để xử lý vấn đề này, các chuyên gia sẽ thường lựa chọn vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt được phân lập chuyên biệt để mang lại hiệu quả cao xử lý trong hệ thống.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước do chế biển thủy sản

Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường Cà Mau, vi phạm chủ yếu của các cơ sở sản xuất chế biến nói chung là chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoặc có đầu tư nhưng lại không đạt chuẩn và không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật xử lý nước thải đạt chất lượng đầu ra theo quy định.
 
Cũng theo thống kê cho biết, chỉ riêng lĩnh vực chế biến thủy sản hiện vẫn có đến 16% cơ sở chế biến tập trung chưa có hệ thống xử lý nước thải. Trong đó, một số cơ sở chưa có đủ 5 công đoạn quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải gồm: bể tuyển nổi (dùng để tách dầu, mỡ), bể điều hòa, bể sinh học kỵ khí, bể sinh học bùn hoạt tính và bể khử trùng. Do đó, hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường còn thấp.
 
Lo ngại hơn nữa, ngoài các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp tập trung thì có rất nhiều cơ sở chế biến nhỏ lẻ nằm lẫn trong các khu dân cư cũng góp phần không nhỏ gây ô nhiễm. Các cơ sở này thường không được đầu tư nhiều về máy móc lẫn công nghệ, và thường bị phát hiện xả thải trực tiếp ra môi trường.
 
nganh-thuy-san-va-cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-che-bien-thuy-san 3
Một doanh nghiệp chế biến thủy sản gây ô nhiễm làm cá chết hàng loạt. Photo by Internet.
 
Rất nhiều trường hợp vi phạm đã bị phát hiện và xử lý trên địa bàn cả nước, thế nhưng con số đó vẫn còn chưa xuể. Cụ thể, ở Bà Rịa - Vũng Tàu nhiều năm nay đã tập trung xử lý xử phạt 22 cơ sở vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước, đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn theo quy định. Song, người dân vẫn cho rằng nhiều doanh nghiệp đang lén lúc xả thải ra môi trường.
 
Còn ở Bạc Liêu, đoàn liên ngành đã kiểm tra tại 88 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và bệnh viện (trong đó có 63 cơ sở thu mua, sơ chế và nhà máy chế biến thủy sản), phát hiện 9 cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đã phạt hành chính với tổng số tiền lên đến 1,1 tỷ đồng, bên cạnh đó cũng cảnh cáo 29 cơ sở khác,…
 
Còn ở tp Cần Thơ, chỉ riêng CTCP Chế biến Thực phẩm Sông Hậu năm 2014 đã bị phạt hành chính trên 778 triệu đồng do không thu gom triệt để chất thải nguy hại vào khu lưu trữ tạm thời theo quy định, dầu mỡ xả thải vào môi trường nước không đúng quy định, xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải. Thậm chí phải đình chỉ hoạt động 3 tháng do sản xuất có phát sinh nguồn nước thải vượt quy chuẩn cho phép.
 
Theo những dữ liệu trên cho thấy, ô nhiễm môi trường nước có sự “góp sức” rất lớn của các doanh nghiệp chế biến thủy sản, do phần lớn đều được tập trung ở một số vị trí như hạ lưu các con sông với mật độ dày đặc và sản lượng chế biến lớn. Bên cạnh đó là công nghệ chế biến còn thô sơ, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thô thì chỉ sử dụng khoảng 60% cho xuất khẩu, còn lại thì vứt bỏ hoặc sử dụng không hiệu quả dễ gây ô nhiễm môi trường. Thiết nghĩ, để hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm như hiện nay, cần nâng cao nhận thức của từng người dân, cán bộ quản lý đơn vị kết hợp với tiếp thu các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp nói chung và cho ngành chế biến thủy sản nói riêng.

 

Theo: EcoClean t/h.

 

EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
ECOCLEAN - Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
vi sinh xử lý nước thải
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn sản phẩm tẩy rửa
Sản phẩm hóa chất tẩy rửa & làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
call now
DMCA.com Protection Status