Để quản lý tốt bùn đáy ao nuôi tôm

Để quản lý tốt bùn đáy ao nuôi tômBùn đáy là nguyên nhân chính gây ô nhiễm trong các ao nuôi vì đây là nơi tích tụ nhiều nhất các chất thải hữu cơ, mùn bã, thức ăn thừa, phân tôm, vỏ tôm lột,…
Lượt xem: 7,501 lượt
Do vậy bất cứ người nuôi nào cũng biết xử lý bùn đáy ao nuôi tôm là một việc làm vô cùng quan trọng và phải được thực hiện thường xuyên trong suốt vụ nuôi.
Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng chế phẩm vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm hiệu quả, song, đó chỉ là những sản phẩm phụ giúp bà con đỡ phần nào công sức xử lý, còn điều quan trọng nhất vẫn là việc quản lý tốt bùn đáy ao trong suốt vụ nuôi.
 
Vì vậy, để quản lý tốt bùn đáy ao nuôi tôm bà con cần lưu ý một số điều sau đây:

Xử lý ao nuôi cho vụ nuôi mới

Để quản lý tốt bùn đáy ao nuôi tôm 1
Phơi ao. Ảnh minh họa.
 
Đối với những ao nuôi thâm canh và bán thâm canh, bùn đáy bị ô nhiễm do tích tụ nhiều thức ăn thừa, xác tảo, vỏ tôm lột, cặn bã hữu cơ,… sau mỗi vụ nuôi không phải là chuyện lạ. Do vậy, nếu bà con không xử lý triệt để, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong vụ nuôi mới là hoàn toàn có thể xảy ra.
 
Hiện nay là thời điểm nhiều bà con ở khu vực ĐBSCL đang tích cực chuẩn bị cho vụ nuôi mới, nên chúng tôi có một số lưu ý khi xử lý ao nuôi cho vụ mới đến bà con như sau:
 
- Thứ nhất, cần loại bỏ hết bùn ra khỏi ao nuôi. Tiến hành dùng máy bơm áp lực cao để làm sạch đáy ao, gột rửa các chất hữu cơ bám trên bề mặt.
 
- Thứ hai, tiến hành phơi ao từ 5-7 ngày để diệt sạch các mầm bệnh đồng thời giải phóng các khí độc tích tụ trong vụ nuôi cũ. Bón vôi với liều lượng thích hợp kết hợp sử dụng thêm một số hóa chất như Chlorine, thuốc tím,… để khử trùng và tiêu độc đáy ao.

Quản lý ao nuôi trong suốt mùa vụ

Để quản lý tốt bùn đáy ao nuôi tôm 2
Bón men vi sinh cho ao nuôi. Ảnh minh họa.
 
Trong suốt vụ nuôi, các chất thải hữu cơ như: phân tôm, thức ăn thừa, vỏ tôm lột,… tăng cao theo thời gian, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phì dưỡng trong ao tạo điều kiện cho các loài tảo độc (tảo xanh, tảo mắt,…) phát triển ưu thế. Bên cạnh đó, việc phân hủy chất hữu cơ lại sản sinh ra các khí độc NH3, H2S, NO2,… gây bệnh cho tôm hoặc khiến tôm chết rải rác, thậm chí chết hàng loạt nếu không xử lý kịp thời.
 
Đặc tính của loài tôm là sinh sống và tìm kiếm thức ăn dưới đáy, do vậy khi lượng bùn đáy trong ao nhiều sẽ khiến tôm dễ mắc nhiều bệnh về mang như: hoại tử mang, đen mang, vàng mang,… Do đó, kể từ tháng nuôi thứ 2 trở đi lượng bùn đáy trong ao sẽ bắt đầu tăng do lượng thức ăn tăng, lúc này việc quản lý chất thải bùn đáy chính là quản lý tốt thức ăn và chất lượng nước.
 
Ngoài ra, cần tăng cường hoạt động các giàn quạt nước và sục khí đáy nhằm giảm thiểu tác hại của bùn đáy, đồng thời cần bổ sung thêm các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để phân hủy chất hữu cơ và các khí độc có trong ao nuôi.

Kết luận

Trên đây là một số điều về quản lý bùn đáy ao nuôi tôm mà ECOCLEAN muốn chia sẻ đến bà con. Vụ nuôi tôm mới đang đến, một thách thức mới lại đang chờ đón bà con. Nhưng đừng lo lắng, vì chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng bà con trong suốt vụ nuôi này. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
 
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
ECOCLEAN - Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
vi sinh xử lý nước thải
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn sản phẩm tẩy rửa
Sản phẩm hóa chất tẩy rửa & làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
call now
DMCA.com Protection Status