Ngày 4/2/2016 Việt Nam đã ký hiệp định TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP) tại Auckland (New Zealand). Tham gia ký kết Hiệp định TPP gồm 12 Bộ trưởng và trưởng đoàn đàm phán của 12 quốc gia thành viên gồm: Mỹ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Theo đó, đây sẽ là động thái mang ảnh hưởng rất tích cực đến ngành kinh tế Việt Nam nói chung, và ngành dệt may nói riêng. Có thể thấy rằng, ngành dệt may của nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức mới trong thời kỳ hội nhập.
Vấn đề xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường
Có thể nói, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã, đang và sẽ tiếp tục đem đến những sự thai đổi kỳ diệu trong chất lượng đời sống của con người. Tuy nhiên, cùng với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp đang là vấn đề đáng báo động. Trong đó, việc xử lý nước thải công nghiệp không triệt để góp phần không nhỏ.
Tại Việt Nam, ngành dệt may là một trong số những ngành công nghiệp trọng điểm, giữ vị trí then chốt mang tính chiến lược trong sự nghiệp phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thế nhưng, bài toán nan giải nhất cho ngành chính là vấn đề xử lý nước thải dệt nhuộm.
Sông ngòi lân cận một công ty dệt nhuộm bị nhiễm độc. Photo by Internet.
Cụ thể, các công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng nước khá lớn để phục vụ cho các công đoạn sản xuất, đồng thời lượng nước thải sau khi sử dụng được xả ra bình quân từ 12 - 300 m3/tấn vải. Trong đó, nguồn ô nhiễm chính là nước thải ở công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy.
Nước thải dệt nhuộm nếu không được xử lý triệt để, sau khi thải ra môi trường bên ngoài sẽ không chỉ làm mất cảnh quan môi trường do nước có màu. Mà bên cạnh đó còn gây ô nhiễm môi trường do có chứa hàm lượng kim loại nặng cũng như các hóa chất dệt nhuộm rất cao. Từ đó, gây nguy hại đến hệ sinh thái và nguồn nước.
Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp vi sinh
Theo quy định hiện nay, hầu hết các công ty sản xuất công nghiệp nói chung và của ngành dệt nhuộm nói riêng đều xây dựng cho mình hệ thống xử lý nước thải chuyên biệt, áp dụng nhiều công nghệ khác nhau trong việc xử lý. Mỗi công nghệ đều có những thế mạnh riêng, và chi phí cũng khác nhau. Để vững bước hơn trong giai đoạn kinh tế hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí đầu vào cũng như các chị phí phụ trong quá trình sản xuất. Do đó,
EcoCleanTM xin đưa ra giải pháp xử lý nước thải dệt nhuộm bằng
vi sinh xử lý nước thải.
Vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm EcoCleanTM 200-T. Photo by EcoClean.
Vi sinh xử lý nước thải là gì?
Chế phẩm vi sinh (gọi tắt là vi sinh) là tổ hợp các vi sinh vật sống, an toàn, đã qua chọn lọc và mục đích làm tăng cường khả năng phân hủy các chất hữu cơ mạnh nhất. Do đó, việc sử dụng vi sinh sẽ giúp xử lý nước thải tối ưu hơn so với sử dụng bùn hoạt tính. Đơn cử của dòng
vi sinh xử lý nước thải công nghiệp là sản phẩm
EcoCleanTM 200-T chuyên dùng trong các hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm. Xuất xứ từ USA.
Lợi ích khi dùng vi sinh
- Giảm chi phí xử lý bùn
- Cải thiện hiệu quả xử lý, đạt tiêu chuẩn xả thải
- Giảm vi sinh vật hình sợi
- Tăng cường hiệu quả loại bỏ BOD/COD
- Giảm thời gian lao động
- Giảm khí H2S
- Giảm lượng bùn tạo thành
- Kinh tế / Dễ sử dụng
- Thay đổi động học sinh khối
- Không cần thiết bị hỗ trợ
- Tăng hiệu quả hệ thống
- Điều chỉnh mùi tại nguồn xả thải
- Bao gồm sinh vật kị khí tùy nghi
- Giảm Polymer sử dụng và chi phí nén bùn
- Đảm bảo điều kiện bảo dưỡng
- Giảm hình thành sinh vật hình sợi
EcoCleanTM là công ty đi đầu trong lĩnh vực vi sinh môi trường xử lý nước thải. Với hơn 5 năm trong ngành, các dòng vi sinh EcoCleanTM đã dành được sự tin tưởng và áp dụng vào rất nhiều hệ thống xử lý nước thải lớn nhỏ trong cả nước. Ngay lúc này, nếu muốn biết rõ hơn về sản phẩm vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm EcoCleanTM 200-T, quý khách hàng có thể liên hệ trức tiếp với chúng tôi qua Hotline: 0908.901.955 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.