Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật

Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vậtCông nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật là công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường
Lượt xem: 8,846 lượt

Nước thải chăn nuôi được xem là một trong những loại gây ô nhiễm nặng nhất trong các loại nước thải vì chứa nhiều tạp chất như vô cơ,hữu cơ, khoáng chất... Đặc biệt nguy hại hơn đó là trong nước thải chăn nuôi có chứa các vi khuẩn gây bệnh dịch như: E.coli, Streptococcussp, Salmonellasp, Shigellasp, Proteus, Clostridiumsp... đây là các vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, kiết lỵ. Các loại virus có thể tìm thấy trong nước thải như: coronavirus, poliovirus, aphthovirus... và ký sinh trùng trong nước gồm các loại trứng và ấu trùng, ký sinh trùng đều được thải qua phân, nước tiểu và dễ dàng hòa nhập vào nguồn nước. Vì thế việc xử lý đầu ra của nước thải chăn nuôi là hết sức cần thiết, và công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật là một trong những giải pháp được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và hiện nay công nghệ này cũng đang được ứng dụng tại Việt Nam.

 

Xu-ly-nuoc-thai-chan-nuoi-bang-thuc-vat

 

Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật là gì?

Là công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định so với những công nghệ tiên tiến hiện hành hiện nay. Không chỉ vậy công nghệ này còn làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường, hệ thống sinh thái của địa phương và được xem là một trong những công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học .

 

Các loại thực vật được ứng dụng để xử lý nước thải chăn nuôi như đa số là thực vật thủy sinh phát triển trong môi trường nước.

 

Một số loại tiêu biểu như: Hydrilla, Water milfoil, Blyxa (Thực vật thủy sinh sống chìm). Lục bình, bèo tấm, bèo tai tượng, Salvinia (Thực vật thủy sinh sống trôi nổi). Cattails, Bulrush, Sậy (Thực vật thủy sinh sống nổi).

 

Thực vật thủy sinh trong công nghệ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đó là: Phần rễ và thân là giá bám cho vi khuẩn phát triển, lọc và hấp thụ chất rắn. Thân và lá nằm từ mặt nước trở lên giúp hấp thụ ánh sáng mặt trời làm cản trở sự phát triển của tảo, làm giảm ảnh hưởng của gió lên bề mặt xử lý, giảm sự trao đổi của nước và khí quyển, ngoài ra một nhiệm vụ quan trọng nữa đó là chuyển oxy từ lá xuống rễ.

 

Mục đích của thực vật thủy sinh trong công nghệ xử lý ước thải chăn nuôi đó là làm ổn định chất thải, loại bỏ dinh dưỡng trong nước thải, thu hồi dinh dưỡng vào sinh khối và thu hồi sinh khối thực vật sử dụng cho mục đích khác.

 

Vai trò của thực vật thủy sinh đó là cung cấp môi trường bám dính của vi sinh xử lý nước thải (rể, thân) giúp vi sinh ổn định chất thải.

 

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật

Bước 1: Nước thải từ các chuồng gia súc cho chảy vào bể lắng, để chất thải rắn lắng xuống dưới đáy.Đây là bước đầu tiên giúp loại bỏ bớt những tạp chất độc hại trong nước, là tiền đề cho các bước xử lý tiếp theo.

 

Bước 2: Sau một vài ngày khi nước thải được lắng loại bỏ bớt các tạp chất thì được chuyển sang bể mở có thực vật thủy sinh để lọc. Mặt nước trong bể được cây che phủ (mật độ khoảng 400 cây/bể).

 

Khi xây bể lọc nước thải chăn nuôi, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Độ sâu của bể đối với từng loại thực vật thủy sinh là khác nhau

 

Với bèo lục bình: có thể làm độ sâu tùy ý.

 

Với  cỏ muỗi nước:  Do cỏ muỗi nước  phù  hợp  với  nguồn nước  nông  nên  hạn  chế xây bể sâu khoảng 30cm.

 

Kích cỡ của bể phụ thuộc vào nguồn nước thải cần xử lý

 

Ví dụ: chất thải của 10 con lợn vào khoảng 456 lít, sẽ cần bể mỗi cạnh 6m, sâu 0,5m. Bể phải có tổng khối lượng 18m3 và diện tích bề mặt 36m2. Bể có thể chứa nước thải chuồng nuôi khoảng 30 ngày. Nước thải được giữ trong bể xử lý 10 ngày. Thời gian này, lượng phospho trong nước  giảm khoảng 57-58%, trong khi 44% lượng nitơ được loại bỏ BOD5 (là phương pháp xác định mức độ vật chất hữu cơ trong nước). Trong thời gian giảm xử lý 10 ngày,  BOD5 giảm khoảng 80-90%. Những biện pháp xử lý nước thải theo cách này đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu. Nước thải ra sông hồ, suối một cách an toàn mà không cần xử lý thêm.Ngoài ra, các cây thủy sinh này có thể thu hoạch và dùng làm phân hữu cơ. Bản thân chúng có thểtrực tiếp làm phân xanh hoặc phân trộn.

 

Ưu điểm và nhước điểm của công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật

Ưu điểm:

 

Hiệu quả xử lý chậm nhưng ổn định đối với các loại nước thải có nồng độ COD, BOD thấp, không có độc tố.

 

Chi phí xử lý thấp, và quá trình xử lý không đòi hỏi công nghệ phức tạp.

 

Sinh khối tạo ra sau quá trình xử lý được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: làm nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ, làm thực phẩm cho người và gia súc, làm phân bón.

Bộ rễ thân cây ngập nước là giá thể rất tốt đối với vi sinh vật, sự vận chuyển của cây đưa vi sinh vật đi theo.

 

Sử dụng thực vật xử lý nước trong nhiều trường hợp không cần cung cấp năng lượng, do vậy có thể ứng dụng ở những vùng hạn chế năng lượng.

 

Nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật đó là:

 

Diện tích cần dùng để xử lý nước thải phải lớn, đòi hỏi phải có đủ ánh sáng. Trong trường hợp không có thực vật, vi sinh vật không có nơi bám vào. Chúng dễ dàng trôi theo dòng nước và lắng xuống đáy. Rễ thực vật có thể là nơi cho vi sinh vật có hại sinh sống, chúng là tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường mạnh.

 

Theo: EcoClean.com.vn & tailieu.vn

Có thể bạn cần tìm: Xử lý nước thải
Bài viết liên quan
Bài viết sẽ định nghĩa và giải thích cho bạn đọc các phản ứng sinh học cơ bản trong quá trình p...
Bài viết này sẽ chỉ cho bạn những công đoạn thường có trong một quy trình xử lý nước thải ở một...
Trong năm 2019, ngành thủy sản có những khó khăn và giải pháp nào, chúng ta hãy cùng theo dõi q...
Vấn đề xử lý nước thải trong chăn nuôi quy mô lớn nếu không được giải quyết triệt để sẽ là tác ...
Vi sinh vật là một thế giới sinh vật vô cùng nhỏ bé mà ta không thể quan sát bằng mắt thường, đ...
Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải dựa trên hoạt động sống của các vi sinh vật, chủ yếu...
Hiện trạng nước thải ngành dệt may ở Việt Nàm và những công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộ...
Đen mang là căn bệnh thường xuất hiện trên tôm nuôi trong ao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá t...
Công nghệ MBBR được xem là một trong những công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất hiện nay, v...
Giải pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng công nghệ sinh học không chỉ giúp tôm phát triển tốt...
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
ECOCLEAN - Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
vi sinh xử lý nước thải
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn sản phẩm tẩy rửa
Sản phẩm hóa chất tẩy rửa & làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
call now
DMCA.com Protection Status