Công nghệ biến dầu mỡ thải thành nhiên liệu sinh học

Công nghệ biến dầu mỡ thải thành nhiên liệu sinh họcVới công nghệ chế biến dầu mỡ thải thành nhiên liệu sinh học sẽ góp phần xử lý dầu mỡ thừa theo hướng tích cực, góp phần không nhỏ trong công cuộc bảo vệ môi trường và phục vụ nhu cầu sử dụng nhiên liệu hiện nay.
Lượt xem: 11,831 lượt
Dầu ăn hay còn gọi là dầu thực vật là phụ gia chính trong chế biến các món ăn, nhất là tại các nhà hàng / resort / … lượng dầu ăn được sử dụng mỗi ngày là tương đối lớn. Và tình trạng “tái sử dụng” dầu ăn không phải là điều hiếm gặp. Song, bằng nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng khi dầu ăn được đun đi đun lại nhiều lần ở nhiệt độ cao sẽ bị oxy hóa và polyme hóa nên mất dinh dưỡng, đặc biệt khi thức ăn bị cháy đen trong dầu sẽ trở thành cặn cacbon - một thành phần gây ra bệnh ung thư, tim mạch, bệnh Parkinson, mất trí và những căn bệnh liên quan đến gan.
 
Điều đó đồng nghĩa với việc lượng dầu mỡ thải là rất lớn. Theo KS. Phan Thị Thắm - Công ty Kim Phong cho biết: “Điều đáng nói là dầu mỡ rất khó phân hủy và là nguyên nhân chính gây hư hỏng hệ thống thoát nước hay tắc nghẽn ống thoát nước. Bên cạnh đó, dâu mỡ không được xử lý triệt để khi thải ra bên ngoài sẽ gây ô nhiễm môi trường”. Do đó, các chuyên viên vận hành hệ thống thoát nước hiểu được điều này nên thường xuyên xử lý dầu mỡ trong nước thải nhà hàng bằng chế phẩm vi sinh ăn mỡ xuất xứ từ USA. Các vi sinh này sẽ phân hủy dầu mỡ thành nước và an toàn khi thải ra môi trường.
 
Hơn thế nữa, ngày nay các chuyên gia Việt Nam đã phát hiện ra một công nghệ tiên tiến theo chiều hướng tích cực hơn - Công nghệ chế biến dầu mỡ thải thành nhiên liệu sinh học.

Công nghệ chế biến dầu mỡ thải thành nhiên liệu sinh học

Theo Th.s Trần Quang Vinh - viện Hóa học cho biết: Bên cạnh việc gây tác hại rất xấu đến sức khỏe con người, việc thải thẳng dầu thực vật đã qua sử dụng ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí nghiêm trọng. Trong khi đó, trong dầu thực vật thải có những thành phần phù hợp để ứng dụng làm nguồn sinh khối cho chế tạo nhiên liệu sinh học.
 
Còn theo ý kiến của KS. Nguyễn Thị Thanh Loan - viện Hóa học thì cho rằng dầu thực vật thải đã qua chế biến có thành phần phức tạp, ngoài dầu mỡ còn chứa nhiều tạp chất như muối, tạp chất cơ học, cặn cacbon, nước, đường,… Do đó, trước khi cracking(*), dầu thực vật cần được xử lý loại bỏ tạp chất.
(*): Quá trình phản ứng hóa học nhằm phá vỡ chuỗi hydrocacbon dài thành các hydrocacbon ngắn
 
cong-nghe-bien-dau-mo-thai-thanh-nhien-lieu-sinh-hoc
Dầu ăn thừa có thể biến thành nhiên liệu sinh học. Photo by Internet.
 
Kết quả thu được sau quá trình cracking dầu thực vật thải là khí khô (chứa chủ yếu các khí H2, CO, CO2, CH4, C2H6, C2H4), khí hóa lỏng và xăng. Những sản phẩm này hoàn toàn có thể sử dụng và có chất lượng tốt.
 
Cũng theo nhóm nghiên cứu, bên cạnh việc biến đổi dầu thực vât jthair thành nhiên liệu sinh học phục vụ đời sống con người, đề tài còn tối ưu hóa nguồn nguyên liệu xúc tác bằng cách sử dụng nguồn silic được chiết tách từ trấu, một loại sản phẩm nông nghiệp rẻ tiền, sẵn có ở Việt Nam.
 
“Các sản phẩm thu được có thể áp dụng làm nhiên liệu sinh học gốc pha cùng các loại nhiên liệu từ dầu mở trên thị trường sẽ làm cho chất lượng nhiên liệu tốt hơn. Nếu được sản xuất ở quy mô công nghiệp có thể hạ được giá thành nhiên liệu. Đồng thời mở ra hướng nghiên cứu sản xuất nhiên liệu từ các loại dầu thực vật không ăn được như dầu cọ, dầu Jatropha” - PGS.TS Lê Thị Hoài Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết.
 
cong-nghe-bien-dau-mo-thai-thanh-nhien-lieu-sinh-hoc
Nhiên liệu sinh học giúp bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiên liệu của người dân. Photo by Internet.

Lời kết

Ở Việt Nam, lượng xăng dầu nhập khẩu liên tục tăng trung bình từ 7-9%/năm. Theo thống kê vào năm 2010, Việt Nam nhập khoảng 16,5 triệu tấn xăng dầu các loại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước vào khoảng 17 triệu tấn. Do đó, với lượng dầu mỡ thải có sẵn từ các nhà hàng, resort, khách sạn, nhà ăn công nghiệp,… việc tìm ra công nghệ chế biến dầu mỡ thải thành nhiên liệu sinh học sẽ góp một phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân.
 
Nguồn: Internet.
 

Hướng dẫn thông tắc ống thoát nước bằng vi sinh ăn mỡ  EcoCleanTM Clog Away hiệu quả nhất

Sản phẩm EcoCleanTM Clog Away là dòng vi sinh ăn mỡ hiệu quả dạng bột hòa tan. Liều lượng và cách sử dụng cụ thể như sau:
 
- Đối với đường ống phi 60-90, và có chiều dài dưới 5m: Sử dụng 1 pound (454g) pha với 10 lít nước sạch và đổ trực tiếp vào đường ống, cách 2 ngày đổ 1 lần và mỗi lần đổ 2 lít.
 
- Đối với đường ống có chiều dài dưới 10m: Sử dụng 2 pound pha với 20 lít nước sạch và đổ trực tiếp vào đường ống. Mỗi lần đổ 2 lít và liên tục trong 10 - 15 ngày, có thể đổ cách ngày hoặc liên tục.
 
- Nếu đường ống thoát nước của bạn có kích thước lớn hơn hoặc đường kính lớn hơn thì liều lượng sẽ tăng theo. Trong trường hợp này bạn cần được tư vấn cụ thể hơn qua Hotline: 0908.901.955.
 
- Ngoài ra, nếu đường ống đã bị tắc nghẽn và nước không thể thoát được thì bạn nên dùng EcoSockTM để thông tắc đường ống trước khi sử dụng vi sinh ăn mỡ để tăng hiệu quả xử lý.
 

 

Có thể bạn cần tìm: công nghệ chế biến dầu mỡ thành nhiên liệu sinh học , xử lý dầu mỡ thừa , cách xử lý dầu mỡ thải triệt để , nhiên liệu sinh học , bảo vệ môi trường
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
ECOCLEAN - Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
vi sinh xử lý nước thải
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn sản phẩm tẩy rửa
Sản phẩm hóa chất tẩy rửa & làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
call now
DMCA.com Protection Status