Chế tạo thành công túi đựng có thể tự phân hủy thay thế túi nilon

Chế tạo thành công túi đựng có thể tự phân hủy thay thế túi nilonĐể thay thế các loại bao bì bằng nilon khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường, một kỹ sư người Mỹ tên là Paul Tasner mới đây đã chế tạo thành công loại bao bì có thể dễ dàng phân hủy trong đất.
Lượt xem: 9,534 lượt
Ông Tasner cho biết Karta Pack là loại bao bì có cùng chất lượng như các loại túi nilon khác, song có kết cấu không bền vững về phương diện sinh học nên có thể dễ phân hủy. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất loại sản phẩm này là bột giấy từ các loại giấy báo và bìa tái chế, vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Karta Pack còn được sản xuất với nhiều hình dáng và mẫu mã hấp dẫn, có màu sắc, tạo ra cảm giác thú vị cho người sử dụng.
 
túi đựng tự hủy thay thế túi nilon
Ông Paul Tasner - Người chế tạo ra túi đựng tự hủy thay thế túi nilon. Photo by Internet.
 
Hiện công ty của ông Tasner có 6 đối tác tại 5 nước trên các châu lục khác nhau và các công ty này đều chỉ sử dụng những nguyên liệu sinh học địa phương để sản xuất bao bì. Ông chia sẻ các đối tác tại Trung Quốc sử dụng tre và bã mía, trong khi các đối tác tại Canada lại dùng rơm, lúa mì và các chất liệu khác nữa để sản xuất bao bì. 
 
Theo tổ chức nghiên cứu biển Algalita, mỗi người Mỹ trung bình một năm vứt bỏ khoảng 85kg bao bì đựng thực phẩm bằng nhựa và phần lớn chúng trôi ra biển, chôn dưới đất, và không phân hủy được, gây ra những vấn đề rất nghiêm trọng về môi trường. Bao bì tự phân hủy hiện được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện môi trường sống mà vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng của con người.

Túi nilon - Từ phát minh làm thay đổi thế giới...

Nilon là một hợp chất cao phân tử - một loại chất dẻo với những phân tử nặng, siêu dài hợp thành bởi những thành tố nguyên tử tuần hoàn liên tục, được phát minh vào năm 1935 bởi Wallace Hume Carothers, một nhà phát minh người Mỹ - người có hơn 100 bằng phát minh và là tác giả của hơn 50 tài liệu kỹ thuật được phổ biến trên toàn thế giới.
 
Tuy nhiên, Carothers đã không được thấy những phát minh khoa học của mình góp phần vào nền văn minh thế giới như thế nào. Ông tự vẫn vào năm 1937, trước khi nó được đưa vào sản xuất.
 
Ngày 27/10/1938, DuPont - Giám đốc sở hoá học của công ty hóa học DuPont đã đưa nilon vào sản xuất với sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn chải đánh răng. Hai năm sau, năm 1940, vật liệu mới này đã tạo ra một làn sóng đáng kinh ngạc khi những đôi tất da chân bằng nilon được bày bán với lượng tiêu thụ lên tới con số 5 triệu đôi trong một ngày.
 
Và cho đến ngày hôm nay thì nilon đã làm thay đổi thế giới. Với ưu điểm mềm, mịn nhưng bền, không thấm nước, chịu được các hiện tượng thời tiết, và đặc biệt, nó có thể kháng lại các ảnh hưởng của tự nhiên như nấm mốc hay côn trùng, nên từ lúc ra đời cho đến nay, loại vật liệu này đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình và nhanh chóng phủ sóng hầu hết trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, dịch vụ và đời sống xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… Chúng ta ngủ trên những tấm ga, dẫm lên những tấm thảm bếp, mặc quần áo hàng ngày, che những chiếc ô khi trời nắng, trùm những chiếc áo mưa khi trời mưa, đi những đôi tất khi trời lạnh và thậm chí cả cái bát ăn hàng ngày cũng có thể được tạo bằng những vật liệu được cấu thành từ những sợi nilon, hay nilon miếng, vật liệu mà chúng ta vẫn quen gọi là nhựa.
 
Thế nhưng, không phải cái gì được sản xuất từ nilon cũng tốt, có những vật dụng được sản xuất từ nilon đã trở thành hiểm họa cho môi trường sống của con người. Đó chính là túi nilon.
 
nguy hại túi nilon với môi trường 1
Kể từ khi ra đời, túi nilon trở thành vật dụng vô cùng thông dụng hàng ngày của mỗi gia đình. Photo by Internet.

... Đến hiểm họa phá hủy môi trường

Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ. Người ta tính rằng, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500-1.000 năm mới có thể phân hủy được. Ước tính, mỗi năm nhân loại sử dụng khoảng 500-1.000 tỷ chiếc túi nilon.
 
nguy hại túi nilon với môi trường 2
Túi nilon đang bị coi là một trong những “thủ phạm” nguy hiểm “ô nhiễm trắng” cho môi trường. Photo by Internet.
 
Nếu như trước đây, thói quen đi chợ của người dân khá giản tiện, vài tấm lá chuối, cái lạt rơm quấn là xong mớ rau, lạng thịt; hay sử dụng túi cói, làn nhựa để đi chợ thì giờ đây, túi nilon trở thành lựa chọn hàng đầu. Không phải không biết rõ tác hại của túi nilon đối với sức khỏe của bản thân và cộng đồng nhưng đại đa số người tiêu dùng Việt Nam vẫn sử dụng túi nilon như một thói quen khó bỏ. Đến nay, con số đó là hơn 2.500 tấn/ngày và có thể còn hơn. Tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng khoảng 10 túi nilon các loại.
 
Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với các doanh nghiệp sản xuất túi nilon; hoặc yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường.
 
nguy hại túi nilon với môi trường 3
Đốt túi nilon tại các bãi rác càng khiến cho bầu không khí bị ô nhiễm. Photo by Internet.
 
Ở Việt Nam, trong nỗ lực “xanh hóa” môi trường, dần loại bỏ túi nilon, kể từ ngày 1/1/2012, theo Luật thuế bảo vệ môi trường, túi nilon bán ra bắt buộc phải chịu thuế.
 
Việc đánh thuế túi nilon đã mở đường cho việc phát triển và phổ biến túi thân thiện với môi trường. Có khá nhiều loại túi thay thế cho túi nilon như túi sinh thái, túi sinh học tự hủy đã xuất hiện, tuy vậy cho đến nay, những chiếc túi này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
 
Song song với việc cho ra đời các loại túi sinh thái, thân thiện với môi trường, các dự án truyền thông như 3R, Go Green, 350… cũng có tác động tới nhận thức của cộng đồng trong việc góp phần bảo vệ môi trường…
 
Tuy nhiên, chỉ những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ thì chưa đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi nilon gây ra.
 
Hiện nay, cả thế giới đang đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và môi trường ô nhiễm nặng nề. Chỉ một hành động nhỏ như bỏ túi nilon, sử dụng túi sinh thái với chất liệu an toàn, dễ phân hủy cũng là cách để mỗi người dân góp phần giữ gìn trái đất và giữ gìn chính cuộc sống của con người.

 

Nguồn: Internet.

 

Có thể bạn cần tìm: chế tạo thành công túi đựng tự phân hủy trong đất , công nghệ xanh
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
ECOCLEAN - Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
vi sinh xử lý nước thải
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn sản phẩm tẩy rửa
Sản phẩm hóa chất tẩy rửa & làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
call now
DMCA.com Protection Status