Cá vàng là loài cá rất dễ nhiễm bệnh. Photo by Internet.
1. Bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng (Ichtyopthirius hoặc White spot disease) là căn bệnh dễ nhận biết trên cơ thể, vây của cá cảnh thường có các đốm trắng và phát triển tương đối nhanh. Đây là căn bệnh thường gặp, có mức độ lây nhiễm khá nhanh và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Bệnh rất dễ phát hiện bởi các nốt thường có màu trắng, rộng chừng 1mm, xuất hiện nhiều trên các vây của cá.
Đây là căn bệnh do các ký sinh trùng dưới đáy bể cá gây ra. Ban đầu là một nang bào (cyst) có khả năng kháng lại các loại thuốc, sau nở thành hàng trăm ký sinh trùng và bám vào cơ thể cá chủ. Quá trình này làm suy yếu sức khỏe cá, thậm chí có thể tạo ra các lỗ nhỏ li ti trên thân cá và có mức độ phát triển rất nhanh.
Cách khắc phục: Có nhiều phương pháp hạn chế, trước tiên là tiếp cận với các chuyên gia bác sĩ thú ý để có những lời khuyên bổ ích, vệ sinh sạch sẽ làm sạch các ký sinh trùng gây bệnh, lọc nước sạch đổ vào khử khuẩn, cho cá ăn đều đặn, đủ chất và hợp vệ sinh.
2. Bệnh mục đuôi hoặc vây
Bệnh mục đuôi hoặc vây cá vàng là thuật ngữ nói về căn bệnh hoại mô ở đuôi và vây cá làm cho vây, đuôi dễ bị cụt đi, đặc biệt là ở các mép, gây biến dạng ảnh hưởng đến vẻ đẹp bề ngoài của cá. Phần lớn nguyên nhân gây bệnh là do stress và các điều kiện môi trường xung quanh gây ra và cũng là dấu hiệu đầu tiên nói về tình trạng sức khỏe của cá mà những người nuôi có kinh nghiệm dễ nhận biết.
Cách khắc phục: Ngoài nguyên nhân gây bệnh do stress còn có các yếu tố cấu thành khác như bể có quá nhiều ký sinh trùng, mật độ cá đông, thiếu ô xy, nước bẩn vv… Khi đã phát hiện được bệnh thì nên khắc phục các tồn tại trên, có thể sử dụng các muối chuyên dụng, thuốc kháng sinh hay sử dụng loại bể hydrogen peroxide.
3. Bệnh nấm
Bệnh nấm (Fungus) là căn bệnh để lại các vết màu nâu, xám xuất hiện từng mảng trên thân cá, thậm chí trên toàn bộ da cá. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, kể cả nấm trên miệng lẫn trên thân đều có chung nguyên nhân giống nhau là do ký sinh trùng, do chấn thương, do đánh nhau trong bể, do nước bẩn,...
Cách khắc phục: Trước tiên là giữ vệ sinh nguồn nước bể, thường xuyên thay nước, áp dụng các phương pháp phòng ngừa nấm. Ví dụ như dùng xanh methylene (methylene blue) để vệ sinh bể, lọc nước. Nếu trường hợp cá đã nhiễm bệnh và có các vết thương mở thì nên dùng nước có pha muối với nồng độ 1-3 gam muối/lít.
4. Bệnh táo bón
Bệnh tạo bón (Constipation) thường gặp ở cá vàng khi cá gặp khó khăn trong việc đại tiện, hoặc bị dắt phân lủng lẳng phía hậu môn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ăn thiếu khoa học, không đủ chất hoặc do ăn quá nhiều thức ăn dạng bột.
Cách khắc phục: Nên thay đổi khẩu phần ăn cho cá, tăng cường thức ăn thô, thực phẩm sống như sâu bọ, đậu Hà Lan, rau bina… Nếu là thức ăn khô thì trước khi cho ăn nên ngâm nước cho mềm để giúp cá tiêu hóa tốt, giảm bệnh.
5. Bệnh phù nề
Phù nề (Dropsy) là căn bệnh nhiễm khuẩn từ trong cơ thể của cá vàng làm cho cơ thể phù nề và vảy cá bị bong ra gây suy thận ở cá vàng.
Cách khắc phục: Một trong những phương pháp bảo vệ cá vàng tốt nhất, hiệu quả nhất trước bệnh phù nề là bảo vệ cá không bị ký sinh trùng tấn công, nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm khuẩn và hạn chế bệnh thận. Có thể dùng thuốc chống khuẩn cho cá đồng thời vệ sinh bể cá, thay nước thường xuyên đồng thời duy trì nhiệt độ bể thích hợp.
6. Bệnh lồi mắt
Bệnh lồi mắt (Pop eye) là căn bệnh rất thường gặp ở cá vàng giống như bệnh Moor, Celestial và bệnh Water Bubble Eye, đây là căn bệnh làm giảm vẻ đẹp của cá và làm cho cá bị giảm thị lực, thường gây nên bởi nguyên nhân nhiễm trùng nước hoặc bệnh lao và đến nay chưa có cách khắc phục triệt để. Để phòng ngừa cần vệ sinh bể sạch sẽ, thay nước thường xuyên và duy trì nhiệt độ cũng như độ sáng thích hợp cho bể.
7. Bệnh rối loạn bong bóng khi bơi
Rối loạn bong bóng khi bơi (Swim bladder disorder) là căn bệnh làm cho cá nổi định kỳ một bên cơ thể lên mặt nước hoặc diễn ra khi đang bơi, sau khi hết bệnh nó lại trở về trạng thái bình thường. Trường hợp cá nằm nghiêng một bên trên bề mặt nước bất động kể cả khi chạm tay vào thì rất có thể đây là dấu hiệu mắc bệnh thận.
Cách khắc phục: Nên cho cá ăn thực phẩm ẩm để hạn chế quá trình trương bụng giúp cá dễ tiêu hóa. Tăng cường hàm lượng rau xanh trong thức ăn cho cá, thường xuyên thay vệ sinh nước bể chứa, có thể bổ sung một chút muối trong bể nhằm hạn chế căn bệnh do khuẩn ký sinh trùng gây ra. Nước bể phải đủ lượng ôxy cần thiết, nhiệt độ thích hợp và luôn thay lọc sạch sẽ.
Theo các chuyên gia từ
Visinhthuysan.vn cho biết khi cá vàng mắc bệnh, tắm muối là phương pháp điều trị tắm hiệu quả nhất từ xưa đến nay. Muối vừa tăng cường sức khỏe cho con cá, đồng thời lại diệt ký sinh trùng. Muối kiểm soát hầu hết ký sinh trùng có lông, và còn ngăn chặn một số chất độc hại trong nước như là nitrite. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại
men vi sinh ECOCLEAN AQUA để xử lý tảo và các chất cặn bẩn trong hồ cá thủy sinh.
Nguồn: EcoClean t/h.