Hiện trạng nước thải ngành dệt may ở Việt Nam và công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

Hiện trạng nước thải ngành dệt may ở Việt Nam và công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộmHiện trạng nước thải ngành dệt may ở Việt Nàm và những công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm hiện nay như thế nào?
Lượt xem: 8,604 lượt
Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương đã được ký kết. Đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP đã đưa ngành dệt may của nước ta đứng trước những cơ hội cũng như không ít những thách thức to lớn để phát triển. Và phát triển bền vững là mục tiêu mà ngành dệt may Việt Nam hướng tới trong tương lai.
 
Song, bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải dệt nhuộm cũng đang ở mức đáng báo động.
 
hien-trang-nuoc-thai-nganh-det-may-o-viet-nam-va-cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-nganh-det-nhuom
Ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực có các nhà máy dệt nhuộm không phải là hiếm gặp. Photo by Internet.

Hiện trạng nước thải ngành dệt may Việt Nam

Theo số liệu điều tra và khảo sát từ 120 doanh nghiệp có hoạt động xử lý nước thải dệt nhuộm trong cả nước thì công nghệ xử lý đang được áp dụng bao gồm:
- Phương pháp kết hợp hóa lý (keo tụ/tạo bông) và lọc;
- Phương pháp kết hợp hóa lý và sinh học hiếu khí;
- Phương pháp kết hợp hóa lý, sinh học hiếu khí và hóa lý;
- Kết hợp hóa lý, sinh học và lọc (lọc cát hay than hoạt tính);
 
Với đặc thù của ngành dệt nhuộm là sử dụng nhiệt trong quá trình nhuộ do đó nước thải thường có nhiệt độ cao. Để “an toàn” cho các công đoạn tiếp theo của hệ thống xử lý nước thải một số đơn vị thường sử dụng tháp giải nhiệt hoặc giàn làm mát.
 
hien-trang-nuoc-thai-nganh-det-may-o-viet-nam-va-cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-nganh-det-nhuom
Ngành dệt may nước ta đang có những cơ hội phát triển, bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn và ô nhiễm môi trường là một trong số đó. Photo by Internet.
 
Tùy thuộc vào yêu cầu của nguồn tiếp nhận nước thải mà áp dụng các công nghệ xử lý. Đối với các nhà máy sản xuất nằm trong KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì nước thải của nhà máy chỉ cần xử lý đạt nguồn loại C, sau đó đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của KCN thì khi đó nhà máy chỉ cần xây dựng một trạm xử lý với quy mô phù hợp và công nghệ xử lý nước thải chỉ dừng lại ở cấp độ xử lý sơ bộ và xử lý hóa lý (keo tụ/tạo bông) là có thể đáp ứng được yêu cầu.
 
Ngược lại, đối với những nhà máy sản xuất tách biệt không nằm trong KCN hoặc KCN yêu cầu xử lý nước thải đạt nguồn loại B theo QCVN 13:2008 (hoặc QCVN 40:2011) thì công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm cần phải ở một cấp độ cao hơn và phức tạp hơn.

Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Như đã nói ở trên, công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm có nhiều phương pháp khác nhau. Và mỗi phương pháp đạt một hiệu quả nhất định để xử lý các thành phần ô nhiễm như: nhiệt độ, độ màu, SS, COD, BOD5 và kim loại nặng.
 
Đối với nguồn nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất là Polyester và hỗn hợp Cotton/Polyester quá trình keo tụ/tạo bông thường được áp dụng trước công đoạn sinh học. Quá trình này được thiết kế để loại bỏ SS, độ màu và một phần chất hữu cơ hòa tan cùng kim loại nặng. Quá trình sinh học tiếp theo bao gồm sử dụng kỵ khí hay hiếu khí cho hiệu quả cao đối với xử lý nước thải dệt may. Công nghệ xử lý sinh học UASB hay EGSB được áp dụng và quá trình sinh học hiếu khí được áp dụng là bùn hoạt tính lơ lửng, bùn hoạt tính với vật liệu dính bám. Các vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm sẽ được các chuyên viên vận hành bổ sung. Quá trình sinh học nhằm loại những thành phần ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm là độ màu và BOD5. Công đoạn xử lý bậc ba được áp dụng bao gồm: Keo tụ/tạo bông và khử trùng -> Lọc (lọc cát và than hoạt tính) và khử trùng -> Oxy hóa nâng cao (Ozone hay Fenton) và hiệu chỉnh pH về trung tính. Nguồn nước sau công đoạn xử lý bậc ba thường có thể tái sử dụng.
 
hien-trang-nuoc-thai-nganh-det-may-o-viet-nam-va-cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-nganh-det-nhuom
Một hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm. Photo by EcoCleanTM.
 
Đối với nguồn nguyên liệu là Cotton, công nghệ xử lý ngược lại với nguyên liệu là Polyester và hỗn hợp Cotton/Polyester là quá trình sinh học trước quá trình hóa lý. Công đoạn xử lý bậc ba tương tự như trên với áp dụng quy trình: Lọc (lọc cát và than hoạt tính) và khử trùng -> Oxy hóa nâng cao (Ozone hay Fenton) và hiệu chỉnh pH về trung tính.
 
Bùn thải của hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ công đoạn keo tụ/tạo bông và bùn dư trong bể hiếu khí được lưu giữ trong bể chứa bùn và được giảm thể tích bằng máy ép hay lọc bùn và giao cho đơn vị có chức năng xử lý.

Kết luận

Việc lựa chọn công nghệ xử lý như thế nào cho phù hợp với đơn vị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại nguyên liệu nhuộm (cotton, polyester, len,…), yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra, chi phí đầu tư và diện tích đất xây dựng,… Nếu bạn cần thêm dữ liệu phục vụ cho nhiều mục đích vui, hãy tải về luận văn xử lý nước thải dệt nhuộm miễn phí.
 
Nguồn: Internet - EcoClean t/h.
 
 
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn sản phẩm tẩy rửa
Sản phẩm hóa chất tẩy rửa & làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
call now
DMCA.com Protection Status