Làm thế nào để phân biệt tôm bơm tạp chất với tôm sạch khi mua?

Làm thế nào để phân biệt tôm bơm tạp chất với tôm sạch khi mua?Không như vẻ ngoài bắt mắt, những con tôm bơm tạp chất không đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và kém chất lượng. Vậy, làm thế nào để phân biệt tôm bơm tạp chất với tôm sạch?
Lượt xem: 7,227 lượt
Cùng với cua, ghẹ và nhiều loài thủy hải sản khác, tôm rất được ưa chuộng bởi thịt tôm là món khoái khẩu của nhiều người. Nếu như vài chục năm trở về trước, chúng ta chỉ có thể thưởng thức các món ăn từ thịt tôm ở các nhà hàng sang trọng… thì ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi tôm giúp chúng ta có thể dễ dàng mua tôm ở các siêu thị hoặc các chợ thủy sản tươi sống.
 
Tuy vậy, có không ít trường hợp người dân phát hiện thương lái đã bơm tạp chất vào tôm (nhất là phần thân và mang) đơn giản vì muốn tôm tăng trọng để bán được giá. Tất nhiên, những con tôm này không thể đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho con người, điều này hoàn toàn trái ngược với vẻ ngoài “bắt mắt” của chúng. Vậy, làm thế nào để phân biệt tôm bơm tạp chất với tôm sạch khi mua chính xác nhất?

Cách phân biệt tôm bơm tạp chất với tôm sạch

Hiện nay, tình trạng mua nhầm tôm bị bơm tạp chất không phải là điều hiếm gặp. Các tạp chất phổ biến thường được các thương lái bơm vào tôm phải kể đến Agar (một loại thạch). Về bản chất, loại thạch này không gây độc hại, nhưng việc bơm chất này vào tôm thường rất bẩn gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhằm giúp bạn đọc có thể hạn chế tình trạng mua phải tôm bơm tạp chất, các chuyên gia của ECOCLEAN chỉ ra những cách phân biệt như sau:
 
lam-the-nao-de-phan-biet-tom-bom-tap-chat-voi-tom-sach-khi-mua 1
Những dấu hiệu của tôm bị bơm tạp chất khi quan sát bên ngoài. Photo by Internet.

# Quan sát bên ngoài:

Dựa vào các dấu hiệu bên ngoài bằng cách quan sát các bộ phận của tôm:
 
- Thứ nhất, quan sát đuôi tôm, thông thường phần đuôi tôm sẽ bị cúp xuống và ngược lại, tôm bơm tạp chất có phần đuôi xòe ra.
 
- Thứ hai, phần thân của những con tôm được bơm tạp chất thường mập bất thường, một số con còn mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, đặc biệt là ở các đốt nối giữa đầu và thân.
 
- Thứ ba, nếu phần đầu tôm bị phù, gai vểnh, tách ra khỏi thân dễ dàng thì chắc chắn những con tôm đó có “vấn đề”. Ngoài ra, tôm bị bơm thường có phần mang cứng, phồng căng,… trong khi mang tôm thường mềm, phẳng.

# Sau khi nấu:

Những con tôm được bơm tạp chất thường “ra” nhiều nước khi nấu, đồng thời thịt tôm bị teo lại. Nếu là tôm bị bơm thạch, khi bóc vỏ tôm sẽ thấy một lớp rau câu mỏng nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Khi ăn tôm bị bơm cũng không ngon, mùi vị nhạt, thịt bở,…
 
Theo các chuyên gia của trang ViSinhThuySan.Vn thì “tôm tươi sống dù có chế biến cách nào cũng không bị teo thịt và ra quá nhiều nước khi nấu. Vậy nên, nếu sau khi chế biến tôm thấy phần thịt tôm bị teo lại chỉ còn một nửa thì chắc chắn tôm đó đã bị bơm hóa chất, không nên tiếc rẻ sử dụng sẽ có nguy cơ bị ngộ độc”.
 
lam-the-nao-de-phan-biet-tom-bom-tap-chat-voi-tom-sach-khi-mua 2

Cách chọn mua tôm sạch

Theo nhiều thương lái, muốn chọn mua tôm sạch có 2 cách:

# Chọn tôm còn sống

Về nguyên tắc, những con tôm còn sống sẽ không thể bơm tạp chất, bởi nếu bơm tạp chất vào thân tôm sẽ khiến tôm chết ngay. Do vậy, với những con tôm còn búng nhảy và còn đủ chân lẫn càng thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm chọn mua.

# Chọn mua tôm có kích thước vừa phải

Những con tôm có kích thước to còn tươi sống thường có giá khá cao, vì thế nếu bạn còn “hạn chế” về tài chính thì có thể chọn mua những con tôm còn sống nhưng có kích thước nhỏ hơn. Tuyệt đối không nên ham rẻ mà mua những con tôm có kích thước “khổng lồ” nhưng đã chết, vì biết đâu bạn sẽ bị “dính đòn” của người bán đấy!.

Lời kết

Những món ăn từ tôm luôn rất ngon và kích thích chúng ta, tuy vậy nếu ăn những con tôm bị bơm tạp chất sẽ phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Vì thế, chúng tôi hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thể phân được tôm bơm tạp chất với tôm sạch khi mua. Chúc các bạn thành công!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Có thể bạn cần tìm: cách phân biệt tôm bơm tạp chất với tôm sạch , kiến thức , mẹo vặt nhà bếp
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
ECOCLEAN - Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
vi sinh xử lý nước thải
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn sản phẩm tẩy rửa
Sản phẩm hóa chất tẩy rửa & làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
call now
DMCA.com Protection Status