Hí họa trận ngập do mưa lớn lịch sử trong 40 năm ở Sài Gòn

2 trận mưa lớn lịch sử ngày 26/9 và 27/9 vừa qua đã khiến Sài Gòn bị ngập nặng. Tác giả vẽ nên bức hí họa về khung cảnh này, mời các bạn cùng xem.

Cơn mưa lớn tại Sài Gòn ngày 26/9 và 27/9 vừa qua khiến các tuyến đường rơi vào tình trạng ngập úng lịch sử. Bạn đọc cho rằng, lội mưa ngập về nhà đã trở thành đặc trưng của Sài Gòn.

>> Xem thêm: Mưa lớn 2 ngày, dân công sở Sài Gòn 'bì bõm' lội nước đi làm

 


Chiều 26/9, trận mưa lớn trút xuống TP.HCM khiến nhiều tuyến đường thuộc quận 1, 3, 5, 10, 7, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức… chìm sâu trong biển nước. Tình trạng ngập úng khiến giao thông vào giờ cao điểm thêm khó khăn, ùn tắc kéo dài. Tại các điểm ngập, hàng loạt xe cộ bị chết máy.


Không chỉ tác động trực tiếp đến các tuyến đường, tòa nhà Bitexco ngay trung tâm quận 1 cũng bị dột đến mức có người phải che dù đi lại. Theo Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ đây là trận mưa lớn nhất từ năm 1976.


Chỉ trong khoảng 1 giờ 30 phút, vũ lượng đã đạt đến 200 mm, vượt xa tần suất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay. Nhiều người dân theo đó đã lựa chọn cơ quan, quán ăn làm nơi "trú ẩn", tránh bão.


Cũng theo Trung tâm Chống ngập, do tình trạng xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) nên khi mưa lớn, áp lực nước cao sẽ cuốn trôi rác vào lưới chắn rác làm cản trở dòng chảy. Tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả, kênh rạch phổ biến nhưng xử lý còn chậm. Từ đó cho thấy, tình trạng nước ngập ở Sài Gòn nói riêng và ở các thành phố lớn nói chung cũng có một phần 'góp sức' không nhỏ từ ý thức bảo vệ môi trường của con người. Tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài nếu nhận thức của mỗi chúng ta chưa được nâng cao.


Chiều 27/9, nước vẫn còn làm “tê liệt” một số khu vực nhà dân và các bãi giữ xe. Lực lượng PCCC đã tích cực hút nước để chống ngập tại một số vị trí trọng điểm. Nhiều độc giả cho rằng, hiện tượng ngập lụt sau mỗi cơn mưa giờ đây đã trở thành một trong những nét đặc trưng của TP.HCM.

Nguồn: Zing.

 


Video Mùa mưa trên Thành phố Hồ Chí Minh - Lê Dương Bảo Lâm. Nguồn: Youtube.