Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Công nghệ MBBR được xem là một trong những công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất hiện nay, với hiệu quả xử lý nồng độ ô nhiễm BOD cao đến 90%. Hãy cùng tìm hiểu về công nghệ này nhé!

MBBR là được viết tắt từ Moving Bed Biofilm Reactor - Đây là quá trình xử lý nhân tạo mà trong đó sử dụng các vật liệu là giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.
 
Trong lĩnh vực xử lý nước thải hiện nay, công nghệ MBBR là công nghệ tiến tiến và mới nhất đang được ứng dụng bởi không chỉ đạt hiệu quả cao khi xử lý, mà còn giúp tiết kiệm diện tích. Theo đó, các vật liệu dùng làm giá thể phải có tỷ trọng nhẹ hơn nước và phải đảm bảo điều kiện lơ lửng được, khi hoạt động các giá thể này sẽ chuyển động liên tục trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy. Như vậy, mật độ vi sinh vật ngày càng tăng lên và hiệu quả xử lý ngày càng cao.
 
Cũng giống như bể Aerotank truyền thống, bể MBBR hiếu khí cũng cần một bể Anoxic (MBBR thiếu khí) để đảm bảo khả năng xử lý Ni-tơ trong nước thải. Thông thường, thể tích của màng MBBR sẽ <50% thể tích bể là phù hợp nhất.
 

Mô phỏng công nghệ MBBR. Photo by Internet.

Ưu điểm của công nghệ MBBR

Là một trong những công nghệ mới nhất hiện nay. Vậy, công nghệ MBBR trong xử lý nước thải có những ưu điểm gì?
 
- Hệ vệ sinh bền: Các giá thể vi sinh tạo cho màng sinh học một môi trường bảo vệ, dễ dàng phục hồi hệ vi sinh xử lý.
 
- Mật độ vi sinh cao: So với các bể thổi khí thông thường, mật độ vi sinh vật xử lý trong mỗi đơn vị thể tích cao hơn, do đó thể tích bể xử lý nhỏ hơn và hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao hơn. Ngoài ra, tùy theo tính chất của nước thải cần xử lý, các chuyên gia vận hành sẽ bổ sung thêm vào hệ thống các chế phẩm vi sinh xử lý nước thải thích hợp.
 
- Chủng vi sinh đặc trưng: Các nhóm vi sinh khác nhau phát triển giữa các lớp màng vi sinh, điều này giúp cho các lớp màng sinh học phát triển theo xu hướng tập trung vào các chất hữu cơ chuyên biệt.
 
- Tải trọng cao, hiệu suất xử lý ô nhiễm lớn: Khả năng phát triển của màng sinh học theo tải trọng tăng dần của chất hữu cơ làm cho bể MBBR có thể vận hành ở tải trọng cao và biến động lớn. Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
 
- Tiết kiệm năng lượng, dễ vận hành và dễ dàng nâng cấp, dễ dàng trong việc kiểm soát hệ thống. Tiết kiệm từ 30 - 40% thể tích bể so với công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng. Ngoài ra, có thể kết hợp nhiều công nghệ xử lý khác.
 

Phạm vi ứng dụng công nghệ MBBR

Với những ưu điểm đã kể trên đồng thời hiệu lực xử lý cao nên công nghệ MBBR được ứng dụng hầu hết cho tất cả các loại nước thải ô nhiễm hữu cơ như: xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải ngành thủy hải sản, xử lý nước thải ngành dệt nhuộm và các loại nước thải công nghiệp khác,…
 
Bể MBBR gồm 2 loại: MBBR hiếu khí và MBBR thiếu khí, đảm bảo cho quá trình xử lý Ni-tơ trong nước thải.
 

Vai trò của vi sinh trong xử lý nước thải

Vi sinh xử lý nước thải giúp phân hủy các tạp chất gây ô nhiễm trong nước thải. Tại các hệ thống xử lý nước thải, các chuyên gia vận hành thường sử dụng bổ sung các chế phẩm vi sinh nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong xử lý.

Một số chế phẩm vi sinh xử lý nước thải hiệu lực cao


Vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt - EcoCleanTM 201.
 

Vi sinh xử lý nước thải cao su, xử lý nước thải bệnh viện - EcoCleanTM 200.
 

Vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm - EcoCleanTM 200-T.
 

Vi sinh xử lý nước thải hải sản, giết mổ - EcoCleanTM 205.
 

Vi sinh xử lý nước thải mía đường - EcoCleanTM 206.
Nguồn: Môi Trường Deal t/h.