Công nghệ trong xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là tác nhân quan trọng gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nói riêng và môi trường nói chung. Vậy, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay là gì? Trong bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ lược về vấn đề này.

Nước đã qua sử dụng trong sinh hoạt từ các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại, nhà cao tầng,… được gọi chung là nước thải. Đặc điểm của nước thải là chứa nhiều hợp chất gây ô nhiễm rất phức tạp.

Là mối hiểm họa gây ô nhiễm môi trường hàng đầu tại Việt Nam

Theo ông Yutaka Matsuzawa - Chuyên gia môi trường của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam khuyến cáo: “Nước thải sinh hoạt chính là tác nhân đáng sợ nhất gây ô nhiễm nguồn nước”. Không chỉ vậy, ông còn cho rằng nước thải sinh hoạt là hiểm họa môi trường hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
 
Theo Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước và vấn đề này có xu hướng ngày càng xấu đi.
 
>> Bài viết nổi bật: Công nghệ xử lý nước thải UASB

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay

Các thành phần ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt phần lớn là những tạp chất có tính chất khác nhau, từ những chất không tan đến ít tan và tan được trong nước. Do đó, muốn xử lý nước thải sinh hoạt đạt hiệu quả cao thì việc đầu tiên là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng.
 

Nước thải sinh hoạt là tác nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm tại các thành phố. Photo by Internet.
 
Việc lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của những loại tạp chất có trong nước thải với những nguyên tắc như sau:
- Thành phần và tính chất của nước thải
- Lưu lượng và chế độ xả thải
- Mức độ cần thiết xử lý nước thải
- Đặc điểm nguồn tiếp nhận
- Điều kiện địa chất thủy văn, khí hậu tại khu vực dự kiến xây dựng
- Điều kiện mặt bằng và địa hình khu vực dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải
- Điều kiện vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải
- Điều kiện cơ sở hạ tầng (cấp điện, cấp nước, giao thông,…)
 
Từ đó, các chuyên gia đưa ra 3 phương pháp công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt triệt để nhất, bao gồm: phương pháp xử lý hóa học, phương pháp xử lý sinh học, và phương pháp xử lý hóa lý. Để hiểu rõ hơn về các phương pháp này, chúng ta hãy cùng phân tích ngay sau đây:

1. Phương pháp xử lý hóa học

Đây là phương pháp bao gồm: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Phương pháp này thường được ứng dụng trong hệ thống xử lý nước thải và hoạt động dựa trên cơ sở của các phản ứng hóa học diễn ra giữa các chất ô nhiễm và hóa chất thêm vào.
 
- Ưu điểm: Hiệu quả xử lý cao, thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải khép kín.
- Khuyết điểm: Nhược điểm lớn nhất của phương pháp xử lý này là chi vấn vận hành cao, vì thế không thích hợp dùng cho các hệ thống xử lý nước thải hoạt động với quy mô lớn.

2. Phương pháp xử lý hóa lý

Phương pháp này bao gồm: keo tụ, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược,… Bản chất của phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường.
 
- Ưu điểm: Giai đoạn xử lý hóa lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp khác trong công nghệ xử lý hoàn chỉnh. 
- Nhược điểm: Để lại cặn sau khi xử lý.
 

3. Phương pháp xử lý sinh học

Bản chất của phương pháp xử lý sinh học là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật (cơ thể sống tồn tại ở dạng bào tử) có ích để phân hủy các chất hữu cơ và các thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải. Vì thế, khi vận hành các chuyên gia thường bổ sung các chế phẩm vi sinh để tăng khả năng xử lý.
 
Phương pháp xử lý lý sinh học bao gồm 2 thành phần là: xử lý sinh học kỵ khí và xử lý sinh học hiếu khí.
 
- Xử lý sinh học kỵ khí: Là việc sử dụng các vi sinh vật kỵ khí phân hủy sinh học các chất hữu cơ và vô cơ phân tử trong điều kiện không có oxy. Các giai đoạn trong xử lý sinh học kỵ khí bao gồm: thủy phân, acid hóa, acetic hóa và methane hóa.
 
- Xử lý sinh học hiếu khí: Các vi sinh chỉ sống và oxy hóa các chất hữu cơ trong điều kiện được cung cấp oxy đầy đủ. Bao gồm 3 giai đoạn: oxy hóa các chất hữu cơ, tổng hợp tế bào mới và giai đoạn phân hủy nội bào.
 
Ưu điểm của phương pháp này là hiệu lực xử lý các hợp chất gây ô nhiễm cao, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp,… nên được ứng dụng tương đối rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải quy mô lớn. Để đạt được hiệu quả cao cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như: nito, phốt pho,…

Lời kết

Tùy theo thành phần và tính chất nước thải, mức độ cần thiết xử lý nước thải, lưu lượng và chế độ xả thải, điều kiện vận hành,… mà ta chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp nhất. Trong 3 phương pháp trên thì phương pháp xử lý sinh học là được ứng dụng rộng rãi hơn cả, nhưng để quá trình xử lý đạt hiệu quả cao cần phải được bổ sung thường xuyên lượng vi sinh vật xử lý. EcoCleanTM là công ty chuyên cung cấp các dòng vi sinh xử lý nước thải chuyên dụng từ USA, do đó khi cần được tư vấn hãy liên hệ ngay Hotline: 0908.901.955 để được tư vấn miễn phí 24/7.
 
Nguồn: Tổng hợp.